"Xe tự hành Iris được phát triển bởi các sinh viên, giảng viên và cựu sinh viên tại ĐH Carnegie Mellon trong khoảng thời gian 3 năm. Các sinh viên đã phải làm việc hàng ngàn giờ để phát triển Iris. Đây là xe tự hành Mặt trăng đầu tiên của Mỹ" - chuyên trang Live Science cho hay.
Iris dự kiến sẽ được đưa lên mặt trăng như một phần của chương trình Dịch vụ Tải trọng Mặt trăng Thương mại (CLPS) của NASA.
Các sinh viên Carnegie Mellon dành hàng ngàn giờ để phát triển xe tự hành Mặt trăng Iris. Ảnh: ĐH Carnegie Mellon
Xe tự hành Iris ban đầu được lên kế hoạch phóng vào không gian trong giai đoạn cuối năm 2021 đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khiến NASA phải trì hoãn kế hoạch tới ngày 4-5.
Nhiệm vụ này được coi như xe thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Mỹ, trong khi xe tự hành Viper của NASA dự kiến sẽ ra mắt vào năm tới.
Xe tự hành Iris nặng khoảng 2 kg, có khung gầm to bằng hộp giày và các bánh xe bằng sợi carbon có kích thước bằng nắp chai.
NASA chuẩn bị phóng xe tự hành Mặt trăng đầu tiên của Mỹ. Ảnh: NASA
Nhiệm vụ của Iris trên Mặt trang dự kiến kéo dài 60 giờ, chụp ảnh bề mặt của Mặt trăng để nghiên cứu địa lý. Nó cũng sẽ thử nghiệm các kỹ thuật bản địa hóa mới khi truyền dữ liệu về vị trí của nó trở lại trái đất.