Mặc dù chỉ sống ở độ sâu hơn 20m, thế nhưng loài giun này đã khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra, khi lặn ở Địa Trung Hải, đó là loài giun thìa xanh lá cây Bonellia viridis.
Lý do vì loài giun này thuộc lớp Echiura, một lớp sinh vật rất khó thu thập và khó phân biệt nên nhiều loài trong số chúng vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Hãy xem video dưới đây để thấy được những đặc điểm kỳ lạ của chúng!
Xem video:
Giun thìa xanh lá cây. Nguồn: Nat Geo
Những con giun Bonellia viridis khi còn nhỏ sẽ sống trôi nổi dưới dạng ấu trùng, lúc này chúng cũng chưa có giới tính và không có màu sắc. Chỉ khi chúng trưởng thành, giới tính mới được hình thành dựa vào nơi mà chúng sinh sống.
Giun Bonellia viridis. Ảnh: Nat GeoNhà sinh thái học về biển sâu là Andrew Thaler viết trên Southern Fried Science:
- Nếu ấu trùng Bonellia viridis sống ở đáy biển, nó sẽ bắt đầu tiết ra độc tố gọi là bonellin và trở thành con cái. Màu xanh của con cái là do bonellin tạo nên, đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của các gene.
- Còn con đực sẽ được tạo thành khi một ấu trùng khác tiếp xúc với độc tố bonellin mà con cái tiết ra, lúc này con đực sẽ bị con cái hút vào người qua chiếc vòi dài, con đực sẽ sống bên trong con cái và có nhiệm vụ như một ngân hàng tinh trùng.
Lúc này, con đực sẽ sống quãng đời còn lại trong túi sinh dục (genital sac) của con cái để thụ tinh theo nhu cầu và nó sẽ được con cái nuôi dưỡng. Với chiếc vòi dài có thể vươn ra gấp 10 lần chiều dài cơ thể mình, con cái sẽ kiếm thức ăn ở lớp cặn tích đáy biển.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Sealifebase, Species.nbnatlas, Cambridge.