Mọi người luôn cảm thấy rằng họ nghèo khi họ chủ động hay bị so sánh với người khác.
Lúc này họ chỉ nhìn thấy người kia ăn mặc có vẻ hơi sành điệu hơn mình thì lại mặc định bản thân nghèo, rồi gặm nhấm nỗi buồn một mình hay than thân trách phận, đau khổ trách trời không "độ" cho mình giàu có như người khác, bị coi thường.
Một số người bảo mỉnh không làm hại ai, mình ăn ở rất tốt nhưng sao mình vẫn không giàu. Việc bạn giàu là do sự cố gắng, biết nắm bắt thời cơ, hành động kịp thời. Nếu bạn không làm gì cả thì bạn sẽ giậm chân tại chỗ.
Đây có thể không liên quan đến đức hạnh. Nhưng nghèo không phải là điều gì đó quá khủng khiếp, vì bạn vẫn còn ngày mai. Bạn có thể nỗ lực để ngày mai của bạn khá hơn, hạnh phúc hơn.
Có câu nói rằng: Hậu quả khủng khiếp nhất của người nghèo là họ tự bóp méo suy nghĩ của chính mình. Để thoát nghèo, trước tiên bạn phải có sự kiên nhẫn, thứ hai, tâm bình khí hòa và sau đó bạn phải biết cách sống tích cực, hướng đến tương lai.
Trong thời đại của ngày nay, "cơm no áo ấm", nhiều gia đình còn có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót, thì nghèo đói trở thành một khái niệm tương đối và con cái sẽ không cảm nhận được cái nghèo như các cụ ngày xưa.
Ngày xưa các cụ nuôi nhiều con cái, dù thời chiến tranh loạn lạc, họ vẫn cố gắng gồng gánh. Còn nhiều gia đình có ít con không lo làm ăn, suốt ngày than khổ, oán trời trách người, trách bề trên không "độ" cho mình và để mình khổ cực thế này.
Nhưng muốn thoát nghèo thì tự thân phải cố gắng, tu chí làm ăn chứ ăn không ngồi than vãn thì nghèo vẫn hoàn nghèo mà thôi.
Tôi có một cô bạn tên Lan, cô ấy cũng đang trên đường "thoát nghèo" và một khi Lan đi ngang qua các shop hàng hiệu hay qua các nhà hàng sang trọng, cái bóng của "thuở bần hàn" lập tức quay về, trái tim Lan sẽ đau đớn và tiếc tiền.
Cô tự nhủ thầm số tiền mình mua chiếc áo, mình có thể mua được mấy chục cân gạo, nghĩ vậy cô tặc lưỡi rồi lướt qua.
Cách đây không lâu, Lan đã nói với con trai rằng bố sắp mua một chiếc xe hơi. Đứa con trai hiểu tính mẹ nói: "Thật tốt, nhưng nếu ba mẹ chịu mua bộ cờ tướng thì mẹ sẽ có một "con xe". Lan đùa lại con: "Hôm nay dám chọc mẹ, mẹ sẽ bắt được con, đứng lại".
Mọi người luôn cảm thấy rằng họ nghèo nếu họ bị đem ra so sánh với người khác. Họ chăm chăm hỏi bạn đang làm công việc gì, lương tháng bao nhiêu để thăm dò.
Nếu bạn có mức lương thấp hơn họ, họ sẽ "dạy đời" bạn, giả vờ nhân đạo giúp bạn tìm công việc mới kèm theo một điều kiện nào đó.
Còn nếu mức lương của bạn cao hơn họ, họ sẽ không hỏi nhiều mà lẳng lặng về nhà dằn vặt bản thân, gặp người khác lại "đá xéo" qua bạn, ngoài mặt kể về công việc của bạn đang làm một cách vui vẻ, nhưng bên trong tức tối, bực bội và cho rằng bạn dùng thủ đoạn để leo lên vị trí hiện tại.
Người nghèo tham vọng làm hoàng đế để mở rộng lãnh thổ nhưng lại chẳng muốn làm gì vì sợ cực khổ. Cuối cùng, người nghèo vẫn là người nghèo.
Trái ngược với "nghèo" là "giàu". Trong thời đại ủng hộ việc tạo ra của cải, nghèo đói là dây cương và xiềng xích mà mỗi chúng ta cần phải thoát khỏi.
Trong thực tế, nhận thức và vận động để thoát nghèo là một loại phát triển và tiến bộ của con người. Vào thời của cha mẹ tôi, những người phụ nữ xinh đẹp thích kết hôn với những người nông dân nghèo.
Cha tôi được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng ông lại không được thừa kế bất cứ tài sản nào từ ông bà nội, lại phải chịu sự áp bức của giới giàu có.
Vì chưa bao giờ nhận được những đặc quyền của "người giàu", cha tôi không thể tham gia bữa tiệc chào hỏi hay tân gia trong làng xóm, chỉ có thể về nhà đóng cửa uống rượu hay nhậu một mình.
Bạn bè cũng dần dần rời xa ông vì ông không được thừa kế gia tài hay nói cách khác là không có tiền. Cha tôi ấm ức lắm, ông quyết định bỏ xứ đi làm ăn xa.
Lên thành phố, nhờ chịu khó làm ăn nên cũng dư dả, vô tình quen mẹ tôi. Và hai người cùng nhau gây dựng sự nghiệp. Tuy không giàu như nhiều người nhưng cũng có thể coi là đủ ăn đủ mặc.
Nhưng đó là thời cách đây vài chục năm về trước. Ngày nay, hãy nỗ lực thoát nghèo đi vì chưa chắc đối phương chấp nhận yêu một người nghèo như bạn và ngược lại. Khi bạn nghèo, bạn phải lo toan đủ điều.
Cơm áo gạo tiền là bài ca không biết khi nào dừng lại đối với những người nghèo. Khi bạn nghèo, bạn bè bạn đột nhiên vắng bóng hẳn, liên lạc thì tắt máy vì họ không muốn người khác biết bạn là bạn của họ hay họ sợ bạn vay tiền.
Tất nhiên, cũng sẽ có những người bạn tốt, sẵn lòng giúp bạn nhưng đa số bạn bè bạn sẽ chạy trốn nếu nghe tin bạn thất thế...
Hãy nỗ lực kiếm tiền đi. Hãy nỗ lực kiếm tiền để thưởng cho mình những món ngon mà bản thân chưa được một lần thưởng thức.
Hãy cố gắng kiếm nhiều tiền để đi những nơi mà trước đây bạn chỉ xem trên dòng thời gian của người khác. Bạn sẽ tự tin vào shop mua những bộ trang phục mình thích mà không bận tâm về giá cả.
Vì vậy bạn phải làm việc chăm chỉ hơn. Không phải muốn vượt qua người khác, mà là muốn trải nghiệm một thế giới lớn hơn, thoải mái và tiện nghi hơn.
Nếu bạn không đủ khả năng để mua một chiếc xe hơi, đừng lấy dao rạch hay vẽ lên mui xe của người khác.
Nếu bạn không được sống trong biệt thự, hãy nhìn nó từ xa và cố gắng tạo ra tiền để mua một căn nhà dù nhỏ thôi thay vì suốt ngày trù dập, cầu khấn cho trộm viếng thăm biệt thự này.
Nếu bạn thấy con chó, hãy đuổi nó ra xa thay vì đi theo coi nó làm gì người giàu, biết đâu bạn là đối tượng của nó?
Khi bạn đi làm, hãy nghĩ về những lợi ích của việc nỗ lực kiếm tiền, nhưng đồng thời nhận ra rằng chiếc đồng hồ cát đã úp ngược và thời gian của bạn đã được tính.
Hãy làm việc chăm chỉ để sống, để giải quyết bài ca cơm áo gạo tiền. Kèm theo đó, hãy nỗ lực thoát nghèo. Địa vị của bạn cao hay thấp là do sự nỗ lực, suy nghĩ tích cực và có mục tiêu của bạn.