“Siêu Trái đất” cách Trái đất 6 năm ánh sáng

Ngọc Bảo |

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Vũ trụ tại Tây Ban Nha vừa phát hiện ra 1 Siêu Trái đất đang quay quanh sao Barnard, một ngôi sao lùn đỏ cách Trái đất "chỉ" 6 năm ánh sáng.

Hành tinh mới được gọi là Barnard's star b, tức sao b của hệ Barnard. Nó là hành tinh thuộc hệ sao đơn (chỉ có một sao duy nhất) thu hút nhiều sự chú ý bởi hành tinh này ở rất gần Trái đất, và là ngoại hành tinh gần Trái đất thứ hai, xếp sau Proxima b - một ngoại hành tinh giống Trái đất nằm tại hệ ba sao Alpha Centauri, cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng.

Barnard’s Star b có khối lượng gấp Trái đất ít nhất 3,2 lần và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 233 ngày, nhiệt độ bề mặt ước tính là -170 độ C.

Theo IFL Science, phát hiện mới trên là nỗ lực khám phá kết hợp giữa nhiều quốc gia, dẫn đầu là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Ignasi Ribas thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Catalonia.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 7 thiết bị thiên văn, sử dụng hơn 700 quan sát về sao Barnard từ dữ liệu thu thập trong suốt 20 năm.

Nhóm của Ribas đã tìm thấy Barnard's star b bằng phương pháp tính vận tốc xuyên tâm với độ chính xác 99,2%. Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Nature hôm 14-11 vừa qua.

“Siêu Trái đất” cách Trái đất 6 năm ánh sáng - Ảnh 1.

Sao Barnard hay GJ 699 có khối lượng rất thấp, chỉ bằng 1/7 Mặt trời và phát ra năng lượng bằng 2% Mặt trời. Cơ hội tìm thấy nước lỏng trên hành tinh Barnard's star b rất mong manh do nó ở xa gấp 5 lần vùng có thể sinh sống quanh ngôi sao chủ.

Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh này không đi qua phía trước ngôi sao chủ từ điểm chúng ta quan sát. Họ dự định xem xét hành tinh kỹ hơn với kính viễn vọng không gian Hubble và James Webb trong tương lai.

Barnard là sao lùn đỏ, khá nguội và có khối thấp. Ánh sáng từ sao Barnard chiếu tới hành tinh trong hệ của mình chỉ tương đương 2% lượng ánh sáng Mặt trời chiếu tới Trái đất nhưng lại rất được chú ý vì khoảng cách giữa nó và Trái đất là khá gần, tuổi của sao Barnard trong khoảng hơn 8 tỷ năm, gấp đôi số tuổi Mặt trời.

Thông thường, sao lùn đỏ phát ra bức xạ ánh sáng mạnh khiến các hành tinh quay quanh nó khó có thể phát triển sự sống, thế nhưng sao Barnard lại khá "hiền".

Đây là những yếu tố khiến hệ sao Barnard là một ứng cử viên trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Chắc chắn "Khám phá mới mang ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình tìm ngoại hành tinh tiếp tục diễn ra, với hy vọng ta sẽ tìm ra một hành tinh đủ điều kiện hỗ trợ sự sống", theo chia sẻ của Cristina Rodríguez-López, đồng tác giả nghiên cứu của Viện Vật lý Thiên văn Andalusia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại