Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ "đắp chiếu" vì điểm yếu nghiêm trọng này?

Bảo Lam |

Không quân Nga với những sai lầm về xây dựng lực lượng trong quá khứ đang hứng chịu hậu quả ở hiện tại.

Hiện trạng "tồi tệ" của các máy bay huấn luyện trong học viện Nga

Hiện trạng các máy bay huấn luyện trong các học viện quân sự đang khiến Bộ Quốc phòng Nga phải lo ngại.

Tờ Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết chỉ 1/3 số máy bay huấn luyện L-39 trở lại từ những nhà máy sửa chữa đúng thời hạn.

Vấn đề hiện trạng kỹ thuật của các máy bay huấn luyện tại các trường quân sự bức thiết tới mức Bộ trưởng Sergei Shoigu phải lên tiếng.

Hôm 03/9, trong một buổi họp về sự sụt giảm số lượng máy bay huấn luyện "hoạt động bình thường", Bộ trưởng quốc phòng Nga đã yêu cầu khẩn cấp giải quyết vấn đề này.

Cùng ngày, tại Stavropol đã xảy ra vụ tai nạn liên quan tới chiếc máy bay cường kích huấn luyện-chiến đấu Su-25UB.

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 1.

Một chiếc Su-25UB tương tự như chiếc đã bị tại nạn tại Stavropol, Nga

Không thể giải quyết "một sớm - một chiều"

Trong khuôn khổ cuộc họp, ông Shoigu đã chỉ đạo để làm rõ tại sao số lượng các máy bay ở chế độ "sẵn sàng cất cánh" đang giảm tại các học viện quân sự, theo một nguồn tin của Izvestia dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Nga:

“Chúng ta sẽ kiểm tra năng lực của các máy bay huấn luyện tại một cuộc họp riêng, việc mà tôi (đang) yêu cầu các bạn phải chuẩn bị.

Sẽ có những câu hỏi được đặt ra cho lực lượng không quân, về các đơn đặt hàng quốc phòng và các cơ quan quản lý quân sự khác. Có một hệ thống kiểm soát như vậy, những khả năng như vậy, tại sao lại có thể xảy ra tình trạng giảm tỷ lệ máy bay huấn luyện có thể điều khiển được?

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 2.

Một chiếc L-39 thuộc Hải quân Nga

Nguồn tin của Izvestia tại Bộ quốc phòng Nga đang nắm rõ tình hình cũng lưu ý rằng hiện nay tỷ lệ các máy bay huấn luyện có khả năng hoạt động bình thường cần được cải thiện.

Theo nguồn tin này, thậm chí với những biện pháp đã được đưa ra, thì cho đến đầu học kỳ mới của các học viện quân sự đó là tháng 03/2020 sẽ khó mà có thể đạt được tỷ lệ cao.

Việc giới quân sự Nga quan tâm tới khả năng hoạt động bình thường của các máy bay huấn luyện là có căn cứ.

Theo thông tin từ hai nguồn tin của Izvestia tại Bộ tư lệnh Không quân vũ trụ Nga, các "học cụ", chủ yếu là máy bay huấn luyện L-39 đang dần hết khấu hao.

Trong khi đó, các nhà máy không bắt kịp tiến độ để chúng hoạt động trở lại và bàn giao đủ phụ tùng cần thiết. Chỉ có 30% máy bay hoàn thành việc tu sửa được hoàn trả đúng thời hạn.

Hiện nay, trong lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga có khoảng gần 150 máy bay loại này.

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 3.

Không chỉ không quân Nga, hơn 30 lực lượng không quân trên thế giới (bao gồm Hoa Kỳ) cũng sử dụng L-39 như một máy bay phản lực huấn luyện cơ bản.

Yak-130 có phải là giải pháp?

Yêu cầu thay thế toàn bộ máy bay huấn luyện L-39 đã được lên kế hoạch từ lâu, tuy nhiên một nguồn tin nhấn mạnh rằng cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa sản xuất được một sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

Liên quan tới máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 (Không quân Nga hiện đang sở hữu 93 máy bay loại này), thì khả năng hoạt động bình thường cũng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cần thiết.

Tất cả đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng huấn luyện học viên phi công, số lượng trong những năm gần đây thì ngược lại, tăng một cách rõ rệt.

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 4.

Máy bay huấn luyện Yak-130

“Trình độ của học viên tốt nghiệp của các học viện không quân không phải lúc nào cũng đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra đối với các phi công chiến đấu.

Một vài phi công trẻ vẫn phải học thêm các chương trình huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị thêm một vài năm. Điều này xảy ra do hiện nay trong các đơn vị huấn luyện sử dụng những máy bay đã cũ L-39, còn số lượng các máy bay hiện đại hơn Yak-130 rất hạn chế.

Hệ thống điện tử và trang thiết bị của những máy bay này và các máy bay hiện đại, ví dụ như Su-30, Su-35 và Su-34 rất khác biệt”, Cựu tư lệnh Quân đoàn 4 Không quân và Phòng không Nga - Anh hùng Nga - Trung tướng Valery Gorbenko chia sẻ với Izvestia.

Theo chuyên gia quân sự Nga Anton Lavrov, Yak-130 được chế tạo với tham vọng vừa thay thế máy bay phản lực huấn luyện cơ bản vừa đóng vai trò một cỗ máy hiện đại để đào tạo chuyển loại sang những máy bay chiến đấu hiện đại hơn.

“Nhưng hiện tại điều đó là bất khả thi. Yak-130 quá phức tạp và đắt đỏ để phục vụ huấn luyện cơ bản. Điều đó nghĩa là cần nghiên cứu chế tạo một chiếc máy bay đơn giản với chi phí vận hành rẻ hơn để phục vụ công tác đào tạo học viên.

Hiện nay, việc không đủ các máy bay huấn luyện hiện đại cũng gây khó khăn đối với việc thực hiện kế hoạch đào tạo các phi công trẻ cho những máy bay chiến đấu hiện đạ sẽ được biên chế cho không quân".

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 6.

Máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Aero L-159 Alca là bản nâng cấp mới nhất của Aero L-39 Albatros

Ảnh hưởng tới chất lượng của Phi công

Tại cuộc họp hôm 3/9, ông Shoigu cũng tuyên bố về sự cần thiết phải đảm bảo quá trình học tập chất lượng của các phi công tương lai để khi về các đơn vị, họ không chỉ biết điều khiển máy bay mà còn thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, trong năm nay các học viện đào tạo phi công không chỉ tuyển chọn học viên, mà còn tổ chức cho các sĩ quan trẻ tốt nghiệp.

Siêu tiêm kích Su-57, Su-35 Nga có nguy cơ đắp chiếu vì điểm yếu nghiêm trọng này? - Ảnh 7.

Một lớp đào tạo học viên phi công tại Học viện Krasnodar

Trong khuôn khổ các cuộc cải cách quân sự của Bộ quốc phòng Nga nhiệm kỳ trước, số lượng các học viện quân sự đã bị cắt giảm, còn công tác tuyển chọn vào các học viện bị gián đoạn trong vài năm.

Hậu quả là sau vài năm lực lượng không quân đã gặp phải vấn đề thiết hụt nhân sự nghiêm trọng. Đồng thời cả tỷ lệ các vụ tai nạn cũng tăng, trong vòng một tháng hè năm 2015 đã xảy ra một loạt các vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng, khiến Không quân Nga mất đi 6 máy bay.

Cùng ngày 3/9, trong khuôn khổ chuyến bay huấn luyện tại Stavropol, chiếc cường kích huấn luyện chiến đấu Su-25UB đóng quân tại Budennovsk đã gặp nạn khiến hai phi công thiệt mạng.

Vào đầu năm 2017, ông Shoigu cho biết rằng Không quân Nga đang thiếu khoảng 1300 phi công. Để giải quyết vấn đề này, thời gian bay của các phi công đã phải kéo dài và công tác tuyển chọn vào các học viện đã tăng đột biến.

Tại trung tâm đào tạo chủ lực của Không quân Nga - Học viện Krasnodar, số lượng các học viên trong vòng 4 năm tăng từ 25 lên đến 600 người một năm. Tổng cộng hàng năm sẽ có khoảng gần 1000 phi công sẽ tới các đơn vị.

L-39 Albatros được lựa chọn là máy bay huấn luyện đa tính năng của các nước thuộc Khối hiệp ước Warszawa trong năm 1972 và được sản xuất đến năm 1999.

Tổng cộng có gần 3000 chiếc được chế tạo với các biến thể. Máy bay này phục vụ trong quá trình huấn luyện cơ bản với kỹ thuật lái, các thiết bị sử dụng chiến đấu liên quan đến đánh chặn các mục tiêu trên không và tấn công các mục tiêu trên bộ.

Máy bay có thể được trang bị bom, tên lửa không điều khiển và có điều khiển. Hiện nay L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới.

Yak-130 là một máy bay huấn luyện được Phòng Thiết kế Yakovlev thuộc Nga và hãng Aermacchi hợp tác thiết kế chế tạo, với mục tiêu ban đầu để thay thế của L-39.

Nó có khả năng thiết lập giả định các chế độ chiến đấu và giúp thực hiện các trận không chiến hoặc tấn công bằng tên lửa-bom gần như tiệm cận với điều kiện chiến đấu thực tế. Thiết bị điện tử cũng có thể giả định các chế độ bay và lượn tương tự những máy bay thế hệ thứ 4 và thứ 5.

Một video quảng cáo máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ L-159.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại