Siêu hạm Leader: Nhấn chìm tàu Mỹ dễ như trở bàn tay

Tuấn Hưng |

Với trên 200 quả tên lửa các loại, trong đó có P-800 Onyx và S-500, S-350... Siêu hạm Leader của Nga có thể bắn hạ bất cứ mục tiêu cỡ lớn nào.

Siêu hạm khổng lồ

Theo thông tin được Hải quân Nga hé lộ, khu trục hạm lớp Leader, có lượng giãn nước tới gần 2 vạn tấn, có sức mạnh vượt trội hầu hết các khu trục hạm và tuần dương hạm tiên tiến trên thế giới và sẽ là một chiến hạm mặt nước chủ lực của hải quân Nga trong tương lai.

Vậy sức mạnh của chiến hạm này so với các tàu khu trục “đồng hạng” của Mỹ và Trung Quốc ra sao? Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc đã có bài phân tích, đánh giá sức mạnh của các tàu khu trục DDG-1000 lớp Zumwalt của Mỹ, Type 055 của Trung Quốc và Leader của Nga.

Theo nguồn tin của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, hải quân nước này đã giao cho Cục thiết kế Phương Bắc chịu trách nhiệm thiết kế, nghiên cứu chế tạo khu trục hạm thế hệ mới, nằm trong chương trình hiện đại hóa trang bị quân đội Nga có tổng kinh phí 325 tỷ USD, đến năm 2020 sẽ thay mới 70% trang bị.

Công tác thiết kế bắt đầu được triển khai vào đầu năm 2015 và đến Diễn đàn quân sự quốc tế "Army-2015", con tàu chính thức lộ diện với mô hình thiết kế sử dụng động cơ turbin khí. Tuy nhiên, hải quân Nga cũng đã phê duyệt cả 2 thiết kế sử dụng động cơ thông thường và động cơ hạt nhân.

 Siêu hạm Leader: Nhấn chìm tàu Mỹ dễ như trở bàn tay - Ảnh 1.

Mô hình khu trục hạm Leader

Khu trục hạm tương lai lớp Leader của hải quân nước này có chiều dài khoảng 200 m, rộng 20 m với lượng giãn nước lên tới 17.500 tấn. Tàu được trang bị động cơ turbin khí mạnh mẽ giúp nó đạt vận tốc 30 hải lý/h, với khả năng hành trình tối đa trên biển mà không cần tiếp liệu là 90 ngày.

Với kích thước cực lớn, Leader xứng đáng là khu trục hạm lớn nhất thế giới, vượt qua cả tuần dương hạm lớp Slava của Nga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ và khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc, chỉ chịu kém mỗi tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Nga.

Chiến hạm Mỹ không phải là vấn đề

Xem xét các vị trí lắp đặt vũ khí có thể thấy rằng con tàu có hệ thống hỏa lực cực mạnh, xứng với danh xưng là “kho vũ khí trên biển”. Boong trước lắp đặt 1 khẩu pháo hạm, phía sau nó dày đặc các tổ hợp phóng tên lửa thẳng đứng, gồm nhiều kích cỡ.

Có thể nhận thấy, mặt trước boong chia làm 3 đơn nguyên phóng, đơn nguyên phía trước và giữa, mỗi đơn nguyên là 6 cụm, mỗi cụm 4 ống phóng; phía sau lả 6 cụm, mỗi cụm 8 ống phóng có kích thước nhỏ hơn. Ở phần giữa tàu, phía sau đài chỉ huy cũng được thiết kế chỗ lắp đặt các hệ thống phóng.

Nhìn từ góc độ này có cảm giác như con tàu là một căn cứ tên lửa di động trên biển, thể hiện rõ tư tưởng lấy tên lửa làm trọng của hải quân và cả quân đội Nga. Theo một số nguồn tin con tàu này được trang bị tổng cộng 204 quả tên lửa chống hạm, phòng không và chống ngầm.

Cụ thể, tàu có khả năng mang theo 60 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa thế hệ mới P-800 Onyx, 128 quả tên lửa phòng không tầm gần, tầm trung và tầm xa, trong đó có cả phiên bản trên hạm của S-500 và S-350E Vityaz (có tầm phóng 500 km và 250 km), cùng với 16 quả tên lửa chống ngầm.

Sự hiện diện của những hệ thống phòng không tiên tiến như S-500 và S-350 đã giúp con tàu có hệ thống phòng không nhiều tầng lớp, giúp nó có khả năng đánh chặn tất cả các phương tiện tấn công từ trên không như máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Và với tổng cộng 60 tên lửa chống hạm, việc bắn chìm những chiến hạm cỡ lớn với Leader không phải là vấn đề khó khăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại