Siêu âm, chụp chiếu không "nhìn thấy" sỏi, BS vẫn kiên quyết mổ khiến bệnh nhân sốc

Vân Hồng |

Một bệnh nhân sau khi chụp CT, siêu âm mật không nhìn thấy dấu hiệu sỏi, nhưng bác sĩ vẫn tiến hành phẫu thuật. Kết quả đã chứng minh rằng, máy móc không phải lúc nào cũng đúng.

Siêu âm, chụp chiếu không thấy sỏi, nhưng bác sĩ vẫn tiến hành mổ nội soi?

Ông Lý (người Trung Quốc) có tiền sử sỏi mật nên đã đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Các bác sĩ sau khi xem xét đã yêu cầu ông Lý tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra chi tiết như điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, chụp CT ổ bụng…

Do đã từng có tiền sử bệnh, nên các bác sĩ rất cẩn thận xem hình ảnh và thông tin bệnh án kỹ lưỡng.

Thật bất ngờ là lần chụp CT này, ông Lý xem trước hình ảnh thì không nhìn thấy dấu hiệu sỏi trong mật.

Cầm kết quả chụp CT trên tay, ông cảm thấy vô cùng bất ngờ, trong lòng phấn khởi nghĩ rằng sẽ không phải phẫu thuật đau đớn nữa.

Ông xuống gặp bác sĩ để báo lại niềm vui này và xác nhận việc có hủy lệnh phẫu thuật hay không.

Tuy nhiên, điều khiến ông không thể tin được khi nghe bác sĩ giải thích rằng sỏi mật của ông là dạng sỏi âm tính, tức là khi siêu âm hoặc chụp ảnh thì sẽ không hiển thị rõ lên trên phim.

Bên cạnh đó, nếu sỏi đã hình thành khoảng 1cm thì không thể tự bài tiết ra ngoài hay tự tiêu mất một cách dễ dàng.

Ông Lý nghe xong hơi chùng xuống một chút, lẽ nào đến siêu âm và chụp CT rồi vẫn không chuẩn xác.

Cuối cùng, sau khi nghe các bác sĩ giải thích và thuyết phục, ca mổ nội soi túi mật của ông Lý cũng đã được tiến hành dù trong lòng ông vẫn bán tín bán nghi.

Nhìn những viên sỏi được gắp ra từ mật, ông vô cùng sốc vì không ngờ nó lại nhiều như vậy và hình ảnh chụp CT lại khác với thực tế khiến ông.

Siêu âm, chụp chiếu không nhìn thấy sỏi, BS vẫn kiên quyết mổ khiến bệnh nhân sốc - Ảnh 1.

Sỏi chụp trong quá trình phẫu thuật

Siêu âm, chụp chiếu không nhìn thấy sỏi, BS vẫn kiên quyết mổ khiến bệnh nhân sốc - Ảnh 2.

Máy móc không thể thay thế kinh nghiệm con người

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao khi khám chụp CT máy tính cắt lớp rồi vẫn khó phát hiện sỏi như vậy.

Siêu âm, chụp chiếu không nhìn thấy sỏi, BS vẫn kiên quyết mổ khiến bệnh nhân sốc - Ảnh 3.

Bác sĩ, tiến sĩ Cát Tử, Khoa ngoại, BV Tam Giáp (TQ)

Theo giải thích của bác sĩ, tiến sĩ Cát Tử, Khoa ngoại, BV Tam Giáp (TQ), sỏi mật thường chia thành 3 loại gồm sỏi cholesterol, sỏi bilirubin sắc tố mật, và sỏi hỗn hợp.

Cụ thể, sỏi cholesterol có thành phần chủ yếu gây kết sỏi là cholesterol, có tới 80% sỏi cholesterol nằm trong túi mật nhưng đa phần kiểm tra CT sẽ không dễ để nhìn thấy rõ ràng.

Loại sỏi thứ hai là sỏi sắc tố mật, chứa thành phần chủ yếu là sắc tố mật, phần lớn phát triển trong túi mật, khi chụp CT kiểm tra thì có phần nhìn rõ hơn.

Loại sỏi thứ 3 là sỏi hỗn hợp, được sinh ra từ nhiều thành phần như bilirubin, cholesterol, canxi và thành phần hỗn hợp khác, có khoảng 60% phát sinh trong túi mật, 40% xuất hiện trong các ống dẫn mật, nếu chụp X-quang thường có thể được phát hiện.

Chụp ảnh có dễ dàng nhìn thấy sỏi hay không đều có sự liên quan đến tỉ lệ thành phần canxi chứa trong sỏi.

Siêu âm, chụp chiếu không nhìn thấy sỏi, BS vẫn kiên quyết mổ khiến bệnh nhân sốc - Ảnh 4.

Máy móc tốt nhưng không phải lúc nào cũng thay thế được con người (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Cát Tử cũng nhấn mạnh, khám chụp CT kiểm tra không nhìn thấy sỏi không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có sỏi.

Mà theo kinh nghiệm khám lâm sàng, để kết luận bệnh nhân có sỏi hay không phải dựa trên kinh nghiệm từ các bệnh nhân khác, các triệu chứng, dấu hiệu, siêu âm, MRI và các xét nghiệm để đánh giá một cách toàn diện.

Mỗi loại máy móc đều có những điểm hạn chế cụ thể nào đó với từng loại bệnh.

Vì thế, các bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn phương tiện máy móc phù hợp nhất để khám cho từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Máy móc chỉ có chức năng hỗ trợ chứ không hẳn thay thế kinh nghiệm và kiến thức của bác sĩ.

*Theo Health/TT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại