Trước hết, bạn phải hiểu rằng chắc chắn sẽ có một số điều bạn không thích làm ở nơi làm việc. Câu hỏi được đặt ra là: không thích làm công việc đó thì không làm có được không?
Khi mới bước chân vào xã hội, bạn từ người bình thường với ấp ủ mong muốn trở thành người có chuyên môn. Mới ra trường thì chắc chắn số đông sẽ chọn làm những việc theo sở thích. Tuy nhiên, trong quá trình tích luỹ chuyên môn thì chắc chắn bạn sẽ phải gặp những công việc khó khăn, nhàm chán, tầm thường, cứ lặp đi lặp lại mà bạn không thích.
(Ảnh minh hoạ)
Không có ít người mới đầu cảm thấy chán nản, cho rằng mình đi sai đường liền lập tức từ bỏ để tìm một công việc mới thú vị hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng:
Công việc khó khăn, hãy rèn luyện khả năng;
Công việc nhàm chán, hãy trau dồi tính kiên nhẫn;
Công việc tầm thường, hãy học cách tỉ mỉ;
Công việc lặp đi lặp lại, hãy xây dựng một thói quen.
Nhiều bạn trẻ thích nói về việc họ có hạnh phúc hay không, nhưng nói thẳng ra, khi họ không có khả năng sống tự lập thì việc kiếm tiền quan trọng hơn hạnh phúc. Buộc bản thân làm những điều bạn chưa làm trước đây, những điều bạn không thích, những điều thách thức, đó là cách để bạn có thể vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.
(Ảnh minh hoạ)
Thực tế, ở nơi làm việc không thể tránh khỏi phải làm những việc nhỏ nhặt không thuộc nhiệm vụ của bạn, sau này có thể sẽ lại xảy ra những chuyện tương tự, nếu lần nào bạn cũng mềm lòng như vậy thì sẽ rất phiền phức. Trong xã hội, không ai nuông chiều bạn như cha mẹ, và cũng không ai coi bạn như một người không thể phản bội. Công ty không phải là một tổ chức phúc lợi, nó là một thế giới, nơi kẻ yếu nuôi kẻ mạnh và kẻ mạnh nhất là kẻ duy nhất tồn tại.
Trong quá trình tích lũy sức lực, tri thức, bạn nên chịu khó và chịu thiệt thòi một chút, nhưng đây là giai đoạn cần thiết trong cuộc đời của bạn. Khiêm tốn, chăm học hơn một chút và đặc biệt, hãy bớt phẫn nộ vì những thứ không xứng đáng.
Tất nhiên, có những công việc bạn phải từ chối, vì vậy, bạn cũng nên học cách từ chối. Nhưng hãy nhớ rằng, lý do từ chối của bạn không phải là "Tôi không thích làm", mà là "Công việc này nằm ngoài nhiệm vụ của tôi".
Vậy thì, nếu công việc không thuộc phạm vi phụ trách mà lãnh đạo muốn mình làm thì có nên từ chối không?
Nếu không phải vì công việc bận rộn của bản thân, tôi đề nghị tốt hơn hết là đừng từ chối. Bản chất không phải là những việc nên làm hay không nên làm, từ chối hay không từ chối mà sếp có đồng ý để bạn từ chối hay không. "Đó không phải là công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ của tôi", loại lý do này, đó là những gì bạn có thể nói với sếp sao? Nếu bạn thẳng thắn như vậy, bạn nên chuẩn bị dọn sạch góc làm việc của mình.
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, nếu công việc được sếp phân bổ rất quan trọng và khẩn cấp, bạn thực sự không thể làm được thì hãy thông báo trực tiếp và chi tiết cho lãnh đạo tình hình thực tế, giải thích những ưu khuyết điểm, những việc làm được hay chưa được để lãnh đạo ra quyết định. Đúng hay sai trong công việc không nên dựa vào những phán đoán chủ quan của bạn mà hãy dựa vào những quyết định của lãnh đạo.
Người lãnh đạo không hẳn là không thích những nhân viên cấp dưới có ý kiến, nhưng họ nhất định không thích những nhân viên không quan tâm đến mọi việc. Đóng góp ý kiến và tuân theo mệnh lệnh. Cái trước chứng tỏ bạn có suy nghĩ, cái sau chứng tỏ bạn hiểu các quy tắc.