Sếp và bạn thân cùng muốn đi nhờ xe, nên đồng ý với ai?

Thùy Linh |

Không lâu trước đây, trên mạng xuất hiện một câu hỏi "kỳ lạ", trông có vẻ vô lý nhưng thực ra ẩn chứa nhiều điều sâu xa.

Diễn đàn Zhihu của Trung Quốc từng xôn xao bàn luận vì câu hỏi: "Nếu sếp và bạn thân của bạn đều muốn đi nhờ xe vào cùng một ngày, bạn sẽ đồng ý với ai?"

Người đầu tiên bình luận ngay mà không cần suy nghĩ: "Tôi sẽ chọn bạn thân, dù sao thì như vậy cũng thoải mái hơn là đi với sếp."

Có người khác lại chọn sếp vì sau khi nhận việc, người giúp mình nhiều nhất là sếp chứ không phải bạn bè. Có người cho rằng, tùy thuộc vào quan hệ cá nhân, ai thân thiết hơn thì đồng ý.

Lại có người khác cho hay: "Tôi sẽ không cho ai đi cùng cả, vì hiện tại không nên dễ dàng cho đi cùng xe. Nếu đồng ý với bạn thân sẽ làm mất lòng sếp, ảnh hưởng đến công việc; còn nếu đồng ý với sếp thì sẽ làm tổn thương tình bạn. Tốt nhất là không đồng ý với ai cả, đi một mình là thoải mái nhất, người trưởng thành không cần phải chọn lựa."

Sếp và bạn thân cùng lúc hỏi mượn xe, nên cho ai mượn?- Ảnh 1.

 

Trong số đó, bình luận đạt được nhiều tán đồng nhất có nội dung như sau: "Nếu là tôi, tôi sẽ xem ai là người hỏi trước. Nếu tôi đã hứa cho bạn thân đi cùng, dù sếp có gọi điện tới thì tôi cũng sẽ giải thích tình huống, sau đó hỏi tìm cách giúp sếp giải quyết vấn đề theo một hướng khác, chẳng hạn như gọi xe, thuê xe hộ... Ngược lại cũng vậy, vì lời hứa là rất quan trọng.

Tất nhiên, nếu sếp cảm thấy khó chịu vì một chi tiết nhỏ như vậy, có lẽ vị sếp này không phải là người phù hợp để làm việc lâu dài, tôi sẽ xem xét tìm một công việc mới. Tương tự, nếu bạn bè cũng vì chuyện này mà xa lánh tôi, điều đó chứng tỏ họ không phải người phù hợp để giữ mối quan hệ lâu dài, tôi cũng sẽ chọn cách rời xa."

Sếp và bạn thân cùng lúc hỏi mượn xe, nên cho ai mượn?- Ảnh 2.

 

Lãnh đạo thích nhân tài hay "kẻ phục tùng"?

Nhiều người có cùng câu hỏi: "Lãnh đạo thích nhân tài hay thích những người giỏi phục tùng?"

Ba lựa chọn cho câu hỏi này là: 

  • Thích nhân tài
  • Thích kẻ phục tùng
  • Thích nhân tài biết phục tùng

Trong cuộc sống, có rất nhiều người dùng hết thời gian cá nhân để liên tục đi tiếp khách cùng lãnh đạo, nhưng người thực sự giúp lãnh đạo giải quyết vấn đề lại rất ít. Mà những người như vậy mới được lãnh đạo trọng dụng.

Tương lai của bạn không nằm trong một quyết định phục tùng nhất thời, mà ở chỗ bạn có thể tự lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề hay không.

1. Người tài giải quyết vấn đề, kẻ phục tùng thì không

Một doanh nhân họ Phùng (Trung Quốc) có lần cần làm gấp một giấy phép cho cơ sở kinh doanh. Đây là lúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp đến, mọi người đều nghĩ rằng sẽ không thể lấy được giấy phép trước Tết, dẫn đến chậm trễ công việc.

Lúc đó, một nhân viên cấp dưới đã nói với ông Phùng: "Sếp, việc này anh đừng lo, để tôi lo."

Dù anh ta không quen ai, nhưng cuối cùng nghĩ ra một cách. Anh ta đến mua đồ ăn cho người đánh máy, trò chuyện với họ, sau đó người đánh máy đã giới thiệu cho anh ta gặp những người khác. Lúc đó, người này mới trình bày tình hình của doanh nghiệp mình thuộc diện ưu tiên giải quyết các vấn đề giấy phép. Cuối cùng, họ thực sự đã lấy được giấy phép trước Tết.

Ngàn người giống nhau không bằng một người có tầm nhìn. Khả năng giải quyết vấn đề chính là năng lực cốt lõi và là nền tảng lớn nhất của một người.

Trong khi những "kẻ phục tùng" dù rất nghe lời ở nơi làm việc, nhưng lại quá cứng nhắc trong suy nghĩ, không biết cách ứng biến, dần dần sẽ thiếu sức bật để phát triển.

Sếp và bạn thân cùng lúc hỏi mượn xe, nên cho ai mượn?- Ảnh 3.

 

2. Làm người đáng tin cậy là lợi thế lớn nhất

Một người có đáng tin hay không phụ thuộc vào nguyên tắc của họ. Nếu hành vi không có ranh giới, nhân cách của bạn cũng sẽ trở nên rẻ mạt.

Trong cuộc sống và công việc, người biết giữ quy tắc và đáng tin cậy sẽ luôn được giao phó nhiều trọng trách hơn.

3. Nhân phẩm không đạt, không gì cứu nổi bạn

Có câu nói rất hay: "Sự thông minh và tài năng quyết định những gì bạn có thể đạt được, nhưng nhân phẩm sẽ quyết định bạn đi được bao xa."

Tài năng là yếu tố giúp cá nhân tạo ra những giá trị nổi bật, còn nhân phẩm chính là nền tảng vững chắc để duy trì và phát triển sự nghiệp. Một nhân viên giỏi không chỉ cần sở hữu những kỹ năng chuyên môn xuất sắc mà còn phải thể hiện được đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và các phẩm chất tốt đẹp khác. Sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và nhân phẩm sẽ giúp mỗi người tỏa sáng và gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Một người không có nhân phẩm, dù tài giỏi đến mấy, cũng khó được trọng dụng. Còn người đáng tin cậy, độc lập, giữ lời hứa và có nhân phẩm tốt sẽ là những người gặt hái được thành công lâu dài trong công việc và cuộc sống.

Để thành công trong sự nghiệp, mỗi người cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, hãy luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện nhân phẩm của bản thân. Hãy trở thành một người đáng tin cậy, có trách nhiệm và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đó chính là cách để bạn tạo dựng được một sự nghiệp vững bền và có ý nghĩa.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại