Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!

Hoàng Thuỳ |

Còn một nhà đầu tư kỳ cựu theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật nhận định: "Cổ phiếu ROS không đạt được tiêu chí đầu vào nên mình cũng không quan tâm. Tiêu chí đầu vào của tôi là nó không thể chết".

Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần này, Chủ tịch Tập đoàn FLC – Trịnh Văn Quyết đã khiến giới đầu tư chứng khoán “ăn không ngon - ngủ không yên” khi bất ngờ bán ra khối lượng lớn cổ phiếu mà không thông báo trước.

Cụ thể, sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 10/1, trên website của FLC xuất hiện văn bản thông tin Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu của FLC trong thời gian từ ngày 10/1 đến ngày 17/1. Trong khi đó, website của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM vẫn chưa có thông tin giao dịch này.

Chưa hết, đến cuối ngày, ông Quyết lại "quay xe", đổi thời gian giao dịch bán lô 175 triệu cổ phiếu từ 10/1 - 17/1 thành 14/1 - 11/2. Đến 17h45 chiều ngày 10/1, Uỷ ban nhận được Báo cáo đề ngày 10/01/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!  - Ảnh 1.
Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!  - Ảnh 2.

Văn bản thông báo giao dịch cổ phiếu đã thay đổi ngày do Tập đoàn FLC đăng tải.

Trong khi đó, theo quy định, thời hạn công bố thông tin của cổ đông lớn, cổ đông sáng lập và cổ đông nội bộ phải trước 5 ngày. Thời hạn báo cáo kết quả thực hiện giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ là 5 ngày làm việc.

Vụ việc đã khiến giới đầu tư vô cùng bức xúc. Không ít nhà đầu tư mất ngủ vì lỡ đu đỉnh cổ phiếu FLC sau khi mã này ghi nhận chuỗi ngày tăng điểm liên tiếp.

Đến phiên giao dịch sáng 11/1, các cổ phiếu "họ FLC" bị bán tháo ồ ạt, giá giảm sâu. Tuy nhiên, sang phiên chiều, mã FLC và ROS (CTCP Xây dựng FLC FAROS) đều hồi phục nhẹ, kịp thời lấy lại sắc xanh cho cổ phiếu.

Nhìn lại cả năm 2021, mã FLC và ROS đều có chuỗi tăng giá ấn tượng, lần lượt tăng khoảng 350% và 275%. Đây cũng là lý do khiến 2 mã cổ phiếu này trở nên thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư ngắn hạn ưa thích lướt sóng.

Tuy nhiên, trong chương trình Bí mật đồng tiền do VTV thực hiện, khi được yêu cầu nhận định về mã chứng khoán ROS, ông Phạm Lưu Hưng - PGĐ Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư thuộc CTCP Chứng khoán SSI chia sẻ: "SSI không cover cổ phiếu ROS nên không có một kiến thức cơ bản nào về cổ phiếu này."

Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!  - Ảnh 3.

Còn đứng trên cương vị là một nhà đầu tư cá nhân và theo đuổi trường phái phân tích cơ bản, ông cũng khẳng định: không mua ROS.

"Nói thật là thậm chí tôi còn chưa đọc một BCTC nào của ROS nên bây giờ ra quyết định đầu tư về trường phái cơ bản như thế thì hơi ngược. Chắc là tôi không đầu tư", ông Phạm Lưu Hưng trả lời mà không mất thời gian suy nghĩ.

Cũng tại chương trình, ông Nguyễn Tuấn Anh - một nhà đầu tư kỳ cựu theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật nhận định: "Cổ phiếu ROS không đạt được tiêu chí đầu vào nên mình cũng không quan tâm. Tiêu chí đầu vào của tôi là nó không thể "chết". "Chết" ở đây có nghĩa là phá sản hoặc cái gì đó biến động quá mạnh, tác nhân không phải thị trường".

Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!  - Ảnh 4.

ROS từ lâu đã được xem là cổ phiếu "lạ thường" bậc nhất sàn chứng khoán. Trong 5 năm xuất hiện trên sàn, cổ phiếu này đã "khuynh đảo" thị trường khi lọt vào rổ VN-30, giúp ông Trịnh Văn Quyết lọt top người giàu nhất sàn chứng khoán.

ROS từng tăng 225% chỉ sau 1 tháng chào sàn, với tổng cộng 20 phiên tăng trần. Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu ROS cũng tạo ra kỷ lục trên sàn giao dịch chứng khoán, khi sở hữu đà tăng 35 phiên giao dịch liên tiếp. Tuy nhiên, những thành tựu này đã "sụp đổ" chóng vánh. Giá ROS lao dốc không phanh, tạo đáy ở mức 3.000 đồng và chờ ngày sáp nhập.

Từ mức chào sàn hơn 9.500 đồng (giá điều chỉnh), ROS tăng lên cao nhất gần 170.000 đồng ngày 2/11/2017, tức là chỉ trong hơn 14 tháng. Từ đỉnh cao này, ROS lại giảm xuống mức 4.000 đồng. Rồi đến năm 2021, giá cổ phiếu lại dần hồi phục, chứng kiến nhiều phiên trần và đạt đỉnh ở mức 15.900 đồng/cổ phiếu.

Đặc biệt, diễn biến phồng lên xẹp xuống mạnh đến mức không có bất kỳ yếu tố cơ bản nào của doanh nghiệp có thể lý giải được. Năm 2019-2020, kết quả kinh doanh của ROS không còn khả quan với mức lợi nhuận chưa tới 200 tỷ đồng mỗi năm, giá cổ phiếu đã xuống khá sâu. Thậm chí năm 2020, Công ty đặt kế hoạch đi lùi với chỉ tiêu doanh thu 3.400 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 54 tỉ đồng, lần lượt giảm gần 30% và 70% so với năm trước.

Sếp SSI từng nói về cổ phiếu ROS của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa đọc báo cáo tài chính ROS bao giờ, tôi không đầu tư!  - Ảnh 5.

Diễn biến giá cổ phiếu ROS trong năm qua

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của FLC FAROS chỉ đạt hơn 605 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 14,7 tỷ đồng. Đến quỹ 3, lợi nhuận chỉ đạt 2,4 tỷ đồng.

Trở lại với vụ việc ngày 10/1, UBCKNN hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định. Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính còn kiến nghị phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, đề nghị cơ quan quản lý buộc ông Quyết phải mua lại toàn bộ 74,8 triệu cổ phiếu "bán chui" ra thị trường và tịch thu số tiền chênh lệch sung vào ngân sách Nhà nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại