Sếp mời đi ăn nhưng bạn không thể đến, người thường chỉ nói "Tôi bận", người EQ cao đáp khéo léo theo cách này

Đinh Anh |

Cách đáp khéo léo dưới đây của người EQ cao có thể dễ dàng ghi điểm trong mắt sếp

Thành công của một người không chỉ dựa trên sự tài giỏi mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử khéo léo. EQ là yếu tố giúp bạn làm được điều này. Người sở hữu chỉ số EQ cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng giao tiếp, thiết lập mạng lưới tốt tại nơi làm việc, tạo cho mọi người ấn tượng đáng tin cậy mà còn mang đến những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Tại chốn công sở không thiếu những trường hợp đòi hỏi bạn phải thể hiện cách ứng xử khéo léo của mình, đặc biệt là trong những bữa ăn với sếp và đồng nghiệp. Dịp này không chỉ để tụ tập nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống mà còn để tạo lập và củng cố các mối quan hệ.

Đôi khi trong một vài tình huống vì vướng việc cá nhân, bạn không thể tham gia bữa tiệc do sếp mời. Đối mặt với những lời mời nồng nhiệt đó, một lời từ chối thẳng thừng: “Tôi có việc bận nên không thể tham gia” có thể khiến sếp nghĩ bạn là một người khó gần và không khéo léo.

Sếp mời đi ăn nhưng bạn không thể đến, người thường chỉ nói "Tôi bận", người EQ cao đáp khéo léo theo cách này- Ảnh 1.

Ngược lại, người có EQ cao lại có cách từ chối vừa thể hiện quan điểm mà vẫn duy trì được mối quan hệ hoà hợp với sếp.

Trước tiên, họ bày tỏ lòng biết ơn về lời mời đó theo mẫu câu sau “Cảm ơn sếp rất nhiều vì đã mời tôi đến tham gia bữa tiệc tối nay”. Lời mở đầu này khẳng định ý tốt của sếp và tạo nền tảng cảm xúc tích cực cho những lời từ chối tiếp theo.

Tiếp theo, hãy giải thích lý do một cách chân thành: “Tuy nhiên, thật đáng tiếc, tối nay tôi có việc cá nhân phải xử lý. Đây là buổi họp mặt gia đình đã có kế hoạch từ trước”. Mấu chốt ở đây là bạn phải đưa ra được lý do xác thực và đáng tin vậy, làm cho sếp hiểu được vấn đề của bạn.

Để xuất các lựa chọn thay thế là việc tiếp theo người EQ cao xử lý. “Tôi thực sự muốn đi ăn một bữa cùng sếp. Nếu bữa này không được, chúng ta có thể cân nhắc hẹn 1 buổi khác cả 2 đều rảnh được không”. Cách nói này cho thấy sự chân thành của bạn và tầm quan trọng của những cuộc hẹn với lãnh đạo.

Cuối cùng, đừng quên bày bày tỏ sự mong đợi của bạn về những buổi đi ăn tiếp theo trong thời gian tới. “Tôi rất mong có cơ hội để được ngồi với anh một bữa. Hãy cho tôi biết thời gian rảnh của anh để có thể sắp xếp thời gian”. Nếu nói được câu này bạn là người tôn trọng và luôn muốn gìn giữ mối quan hệ này.

Bằng các bước trên, bạn vừa có thể từ chối tham gia bữa tiệc mà vẫn ghi điểm trong mắt sếp về cách ứng xử. Cách từ chối này cho thấy dẫu bạn không đến bữa tiệc hôm đó nhưng vẫn biết ơn lời mời của sếp và cho thấy bạn là người trân trọng mối quan hệ.

3 quy tắc người EQ tự đặt ra ở nơi công sở

Chốn công sở vẫn luôn là một trong những nơi bạn dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình. Gần như toàn bộ tuổi trẻ và trung niên của chúng ta gắn liền với công việc và sự nghiệp.

Nếu muốn sự nghiệp thăng hoa, không chỉ cần làm tốt công việc của mình, bạn còn phải biết cách ăn nói, đối nhân xử thế một cách hòa hợp. Đó chính là đặc điểm của một người có EQ cao.

Các tỷ phú hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng muốn thành công có IQ cao thôi chưa đủ. Trong bối cảnh hiện nay, EQ dần trở thành yếu tố quan trọng để giúp một người thành công.

Sếp mời đi ăn nhưng bạn không thể đến, người thường chỉ nói "Tôi bận", người EQ cao đáp khéo léo theo cách này- Ảnh 2.

Đối với những người có trí tuệ cảm xúc cao họ biết cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp. Đặc biệt, ở chốn công sở họ lưu ý 3 quy tắc sau:

Không tiết lộ về cuộc sống tình cảm cá nhân

Tình cảm cá nhân là chuyện riêng tư của mỗi người. Cho dù mối quan hệ của bạn đang rất thăng hoa, hay rơi vào rạn nứt, đó cũng không phải chuyện để có thể công khai ra ngoài, lấy ra bàn luận ở chốn công sở.

Có thể bạn đang tự hào về đời sống tình cảm của mình, nhưng người đồng nghiệp khác lại rơi vào tình cảnh không thuận lợi. Khi bạn khoe khoang với họ, điều này không khác gì hành động "sát muối vào vết thương", có khả năng họ sẽ ghét bạn hơn.

Trong trường hợp tình cảm của bạn không tránh khỏi những mâu thuẫn, nếu bạn công khai quá nhiều với người ngoài, bạn sẽ chỉ trở thành đối tượng bị "hóng chuyện" và "buôn dưa". Bạn sẽ là đối tượng để họ chế giễu và cười đùa một cách hời hợt.

Do đó, dù buồn hay vui, hãy giữ cho riêng mình. Mỗi người nên có một chút không gian riêng tư của mình, đừng kể lể mọi chuyện với người khác. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Dù bạn có đau hay hạnh phúc thì người khác cũng không thể đồng cảm với bạn. Bạn có thể chia sẻ nhưng cũng phải có điểm mấu chốt của riêng mình, và lựa chọn những người thân thiết nhất.

Không đề cập đến sai lầm của đồng nghiệp ở nơi đông người

Đối với những người có trí tuệ cảm xúc cao, họ không bao giờ đề cập đến những sai lầm của đồng nghiệp trước mặt những đồng nghiệp khác. Rốt cuộc chỉ với một vài lỗi sai không thể nào đánh giá hết được năng lực của một người. Những gì bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi và tình hình thực tế đôi khi không phải như những lời đồn thổi.

Khi nhắc đến lỗi sai của đồng nghiệp trước mặt đồng nghiệp khác, không những đồng nghiệp đó coi bạn là kẻ đáng ghét mà còn coi thường bạn. Họ sẽ cho rằng bạn là kẻ nhiều chuyện.

Đừng chỉ nói cho vui mồm, nói cho thỏa sự tò mò trong lòng. Đến khi chính những lời nói đó gây ra phiền phức và khó chịu cho người khác, nó sẽ biến thành "vũ khí" để họ công kích bạn.

Mọi người phải hiểu rằng: Nóng giận mất khôn, nói nhiều mất lý trí. Trong công ty, dù ở vào hoàn cảnh nào, bạn cũng cũng cần hiểu rõ chân tướng sự việc và kiểm soát lời nói của mình.

Không khoe khoang những thành tích bạn đạt được

Ở chốn công sở, sự khiêm tốn dường như là một lời khen bởi những người có quyền lực đều biết cách trở nên khiêm tốn.

Nhiều người có năng lực rất cao, đạt hiệu suất công việc vượt trội được cấp trên đánh giá cao nhưng lại gây ảnh hưởng đến tinh thân của các đồng nghiệp khác. Một cá nhân xuất sắc không bao giờ được đánh giá cao bằng một tập thể xuất sắc. Tinh thần làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi lãnh đạo đều sẽ nhìn vào.

Điều này cho chúng ta biết rằng phải giữ thái độ khiêm nhường trong công việc của mình. Việc bạn gặt hái được thành công là điều đáng khán nhưng tránh tạo cảm giác phô trương.

Ở nơi làm việc, chỉ khi nào học được cách giữ thái độ khiêm tốn, bạn mới có thể tránh phô trương lợi thế của mình. Cách hòa đồng nhanh nhất với các đồng nghiệp là giữ thái độ khiêm tốn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại