Sếp hỏi: "Tại sao cầm 100k đi mua đồ, hết 65k mà tiền thừa chỉ còn lại 5k?", ứng viên EQ cao, đáp khéo được nhận vào làm luôn

Lưu Ly |

Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào.

Trong xã hội cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tìm một công việc tốt không phải là chuyện dễ dàng. Bạn không chỉ phải cạnh tranh với các ứng viên khác mà còn phải qua cửa ải của các nhà tuyển dụng. Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp vì muốn tìm được nhân tài nên khi phỏng vấn, họ không chỉ chú trọng đến năng lực mà còn xem xét các yếu tố khác của ứng viên. Cũng vì thế, có rất nhiều câu hỏi kỳ lạ được ra đời, làm cho các ứng viên cũng phải loay hoay, bối rối.

Bạn của tôi, Tiểu Phương, là một người tính cách vui vẻ, hướng ngoại. Năm nay cô tốt nghiệp đại học nên gần đây cô ấy đang tìm việc. Vì năng lực khá cao nên cô nhanh chóng nhận được lời mời phỏng vấn của một công ty trong thành phố. Nhận được lời mới, cô rất kích động và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn khá kỹ càng. Ngày hôm ấy, sau khi đã vượt qua bài kiểm tra năng lực , cô được lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng.

Vòng cuối cùng chỉ còn ba ứng viên, nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi: "Tại sao cầm 100 nghìn đồng đi mua đồ hết 65 nghìn đồng mà tiền thừa chỉ còn lại 5 nghìn đồng?".

Nghe thấy câu hỏi, ai nấy đều ngỡ ngàng vì cảm thấy câu hỏi không liên quan đến buổi phỏng vấn, có người còn cảm thấy có gì đó sai sai ở đây.

Sếp hỏi: "Tại sao cầm 100k đi mua đồ, hết 65k mà tiền thừa chỉ còn lại 5k?", ứng viên EQ cao, đáp khéo được nhận vào làm luôn- Ảnh 1.

Sau khi hết thời gian suy nghĩ, lần lượt ứng viên đứng lên trả lời.

Ứng viên đầu tiên đáp: "Có lẽ là ông chủ có chút nhầm lẫn, thế mới xảy ra sai sót như vậy".

Nhà tuyển dụng lắc đầu, thể hiện rằng đây không phải là đáp án.

Ứng viên thứ hai đứng dậy trả lời: "Theo lý mà nói, ông chủ phải trả lại 35 nghìn đồng, nên đề bài có khả năng sai".

Nhà tuyển dụng đương nhiên không hài lòng với câu trả lời này và ra hiệu cho Tiểu Phương trả lời.

Tiểu Phương nghĩ một hồi rồi đáp: "Thật ra câu trả lời rất đơn giản, mọi người nói là cầm 100 nghìn đồng đi mua đồ, nhưng không nói là cầm 1 tờ 100 nghìn đồng nên có thể là người mua đã đưa cho ông chủ 70 nghìn đồng, đương nhiên ông chủ phải trả lại 5 nghìn đồng".

Sau khi nghe Tiểu Phương trả lời, nhà tuyển dụng đã giơ ngón cái lên biểu thị rất hài lòng với câu trả lời của cô. Đồng thời khen ngợi cô phản ứng rất nhanh. Và đương nhiên là câu trả lời này đã giúp Tiểu Phương có một công việc như ý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại