Theo Apple, tính năng hạn chế hiệu suất này lần đầu xuất hiện trên iPhone vào năm 2016. Apple làm điều này nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Họ muốn giảm thiểu tình trạng sập nguồn hoặc khởi động lại ngẫu nhiên khi chạy ở tốc độ cao trên các mẫu iPhone bị chai pin.
Nhưng thực sự việc Apple giảm hiệu suất iPhone không hề quan trọng. Điều quan trọng là họ đã tự quyết định áp dụng tính năng này thay cho người dùng.
Người dùng không được chọn bật/tắt tính năng ấy trên thiết bị của mình. Tệ hơn, Apple đã được thực hiện nó một cách bí mật, không có bất cứ thông báo hay xác nhận nào cho tới khi bị GeekBench phát hiện ra.
Những hành động ấy của Apple khiến khách hàng mất niềm tin. Và lấy đi quyền lựa chọn của khách hàng còn có thể khiến "Táo khuyết" mất một lượng đáng kể các khách hàng trung thành.
Có rất nhiều giải pháp để Apple áp dụng tính năng này một cách êm đẹp. Họ có thể đưa nó vào dưới dạng một lựa chọn trong phần cài đặt.
Cho phép người dùng chọn lựa giữa tốc độ và sự ổn định. Thậm chí, Apple còn có thể thiết lập để iOS gửi cảnh báo tới người dùng khi pin đã chai tới mức buộc phải kích hoạt tính năng giảm hiệu suất.
Cuối cùng, dù sử dụng giải pháp nào chăng nữa thì khách hàng vẫn phải trải nghiệm iPhone chậm dần sau mỗi bản cập nhật.
Nhưng ít nhất, khi làm theo những cách ở trên khách hàng sẽ có quyền lựa chọn, kiểm soát thiết bị của chính họ.
Và thậm chí người dùng còn được quyết định dựa trên những thông tin chính xác hơn khi muốn mua một chiếc iPhone mới thay vì mơ hồ không rõ tại sao iPhone cũ của mình chạy chậm sau mỗi lần nâng cấp iOS.
Đáng buồn hơn, toàn bộ scandal này lại là đặc trưng của Apple, hãng luôn tự hào vì có những quyết định dũng cảm về mặt thiết kế, những quyết định mà đôi khi loại bỏ quyền được lựa chọn của người dùng.
Loại bỏ jack cắm tai nghe hay mới nhất là loại bỏ nút home cùng Touch ID trên iPhone X là một ví dụ. Lần này, có vẻ như Apple đã quá sai và cần phải có hành động thích hợp nếu không muốn bị chính những khách hàng trung thành quay lưng lại.
Theo Business Insider