Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh sẽ đặt bạn vào nguy cơ phát triển các biến cố tim và các bệnh khác, vì vậy, nên và tránh ăn gì, thay đổi lối sống ra sao luôn là mối quan tâm đặt ra đối với bệnh nhân sau cơn đau tim.
Thực phẩm cần tránh sau cơn đau tim
Thực phẩm giàu chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa: Thực phẩm có chứa rất nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu, có thể làm xơ vữa và tắc nghẽn các động mạch. Lượng chất béo hằng ngày không nên vượt quá 7% tổng lượng calo.
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo trans bao gồm các món ăn vặt như bắp rang lò vi sóng, đồ nướng, mỡ thực vật, bánh pizza đông lạnh, bánh quy và bánh quế, thức ăn nhanh, bơ thực vật, kem cà phê, thịt đỏ, thịt gà với da, chất béo trong thực phẩm đóng gói sẵn và được xử lý đặc biệt.
Cần đọc kỹ các thành phần trên nhãn thực phẩm. Để tránh các chất béo có hại cho tim mạch, cần phân tích hết sức cẩn thận do đôi khi bạn vẫn có thể bị nhầm lẫn, ví dụ: tránh các chất béo hydro hóa một phần vì thực tế đây là chất béo trans.
Tránh xa các đồ ăn vặt như bắp rang lò vi sóng vì chứa nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu.
Thực phẩm giàu muối và đường: Cần duy trì một mức huyết áp và lượng đường trong máu trong giới hạn bình thường, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường, điều này là rất quan trọng cho việc phục hồi cơ thể sau một cơn đau tim. Lượng muối tăng có thể dẫn đến tăng huyết áp và có hại cho sức khỏe tim mạch.
Khuyến cáo dùng hằng ngày natri (muối) không được vượt quá 2.300mg và nếu có các yếu tố nguy cơ khác có mặt, bạn nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg. Cố gắng tránh thêm muối vào thức ăn và có thể thay thế bằng thảo mộc. Hạn chế ăn khoai tây chiên giòn, bánh quy, các loại hạt có thêm muối và thực phẩm chế biến với mức natri cao.
Chế độ ăn uống sau khi bị cơn đau tim cũng nên có mức thấp đường tinh chế để tránh tăng cân và lượng đường trong máu khỏi bị xáo trộn. Tránh xa các món tráng miệng, đồ uống có ga, bánh ngọt và bánh kẹo.
Thực phẩm giàu cholesterol: Cholesterol được biết đến là một trong những thủ phạm cho tắc nghẽn các động mạch. Lượng cholesterol hàng ngày không nên có nhiều hơn 300mg ở bệnh nhân sau một cơn đau tim. Cholesterol cao trong trứng, bơ, sữa, pho-mát và thịt, đặc biệt là thịt nội tạng như gan.
Thay đổi lối sống để tránh cơn đau tim tái phát
Giảm tiêu thụ calo: Không chỉ là những gì bạn ăn là quan trọng, số lượng thực phẩm cũng rất quan trọng. Để giữ cơ thể cân đối và khỏe mạnh sau một cơn đau tim, bạn nên cẩn thận về các phần thức ăn hằng ngày. Hãy thử hạn chế lượng calo trong mỗi bữa ăn và cần phải tiêu thụ kiêng khem calo theo khuyến cáo trong một ngày.
Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.
Hãy chủ động rèn luyện thể chất: Bắt buộc 30 phút tập thể dục hàng ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ hay các môn tập thể dục vừa sức cho phép khác. Bắt đầu tập thể dục từ từ và dần dần tăng cường độ lên.
Nếu khó khăn cho bạn duy trì tập thể dục trong vòng 30 phút, bạn có thể chia đôi: 15 phút cho mỗi lần tập. Nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện mạnh mẽ nào khác.
Tránh xa stress: Stress có thể là kẻ thù lớn nhất, vì vậy, cần quản lý stress để kiểm soát huyết áp tốt hơn và tốt cho sức khỏe chung. Chúng ta không thể loại bỏ stress từ cuộc sống hằng ngày, nhưng các môn tập như hít thở sâu, yoga và thiền có thể hữu ích để kiểm soát stress.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là cách phục hồi sức khỏe tốt nhất và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm là cần thiết. Tránh dùng cà phê hoặc trà trước khi ngủ và nên duy trì một thói quen ngủ theo lịch đã xây dựng. Tránh sử dụng các tiện ích như máy tính xách tay và điện thoại di động trên giường trước khi ngủ.