Sau khi Từ Hi chết, căn phòng bí mật thông với phòng ngủ bị mở ra, đến cháu gái cũng cảm thấy xấu hổ!

Trang Ly |

Mật thất bên trong phòng ngủ của Từ Hi Thái hậu chứa thứ người đời không thể ngờ!

Vào ngày 15 tháng 11 năm 1908, Từ Hi Thái hậu băng hà. Tin tức này đã gây chấn động thế giới. Từ Hi Thái hậu là người cai trị thực sự của cuối triều đại nhà Thanh, bà sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa trong thời gian trị vì của mình. Bất chấp chi tiêu của triều đình eo hẹp, bà lại phung phí tiền bạc của ngân khố để thỏa mãn mong cầu cá nhân, nhiều quan thần chỉ dám tức giận nhưng không dám lên tiếng.

Từ Hi Thái hậu sống xa hoa, ham quyền lực là thế nhưng cháu ruột của bà, Long Dụ Hoàng hậu, đã phải chịu rất nhiều đau khổ khi bị bà ép kết hôn với vua Quang Tự như một quân bài chính trị. 

Long Dụ Hoàng hậu một mặt phải chịu sự ghẻ lạnh từ chồng, một mặt phải chịu những áp bức về tâm lý từ Từ Hi dù rằng hai người có quan hệ huyết thống.

Người ta kể rằng khi Từ Hi Thái hậu còn sống, không ai có thể biết rõ bà đã cất giấu bao nhiêu báu vật. Sau khi bà qua đời, cánh cửa bí mật trong phòng ngủ của bà được mở ra, và Long Dụ Hoàng hậu, hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh, đã rất xấu hổ sau khi nhìn thấy nó.

Căn phòng bí mật này đã trở thành một chương khó hiểu trong lịch sử, phần nào bộc lộ ham muốn hưởng lạc đến mức không ngờ của Từ Hi.

Sau khi Từ Hi chết, căn phòng bí mật thông với phòng ngủ bị mở ra, đến cháu gái cũng cảm thấy xấu hổ!- Ảnh 1.

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong băng hà, bà cho xây dựng một căn phòng để các thái giám và cung nữ chuyên tâm bào chế ra các loại dược phẩm làm đẹp nhằm duy trì vẻ ngoài trẻ trung của mình.

Bất chấp ngân khố quốc gia có hao tổn cỡ nào, Từ Hi Thái hậu vẫn duy trì cuộc sống xa hoa. Đơn cử, mỗi lần ngự thiện, hàng chục đầu bếp hoàng gia phải trổ tài thực hiện hàng trăm món ăn khác nhau, bày biện đẹp đẽ lên bàn. Lối sống không liên quan gì đến quốc sự này đã gây ra hàng loạt vấn đề chính trị xã hội.

Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thứ bị che giấu khỏi con mắt của người đời của Từ Hi mới khiến nhiều người choáng váng.

Mật thất chứa thứ người đời không thể ngờ

Từ Hi chủ yếu sống trong Cung điện Chuxiu, cung điện này chứng kiến thời kỳ bà được Hoàng đế Hàm Phong sủng ái và sinh ra Hoàng trưởng tử Tải Thuần tại đây. Về sau Tải Thuần xưng đế lấy niên hiệu là Đồng Trị Đế và trở thành nhân vật cốt lõi trong lịch sử triều đại nhà Thanh.

Trong Cung điện Chuxiu, phòng ngủ của Từ Hi được kết nối với một căn phòng bí mật. Nó bí mật đến mức lúc sinh thời, chỉ Từ Hi và thái giám thân cận Lý Liên Anh mới được đặt chân vào. Bí mật chỉ được đưa ra ánh sáng khi Từ Hi băng hà.

Để vào mật thất này, người ta phải khéo léo đi qua lối đi bí mật, vốn được bố trí rất khó đoán trong phòng ngủ của Từ Hi, và chứa đầy cạm bẫy.

Khi cánh cửa mật thất mở ra, tất cả những người có mặt đều choáng váng: Bên trong chứa vô số vàng bạc, của cải, châu báu, đồ cổ, lụa là, gấm vóc mà Từ Hi Thái hậu một đời tích lũy kể từ khi được hoàng đế sủng ái.

Sau khi Từ Hi chết, căn phòng bí mật thông với phòng ngủ bị mở ra, đến cháu gái cũng cảm thấy xấu hổ!- Ảnh 2.

Sự tồn tại của căn phòng bí mật với vô số tài sản không thể đong đếm được này đối lập hoàn toàn với quốc khố ngày một hao tổn của nhà Thanh khi Từ Hi trị vì. Điều này dường như đi ngược lại trách nhiệm của bà đối với quốc gia.

Là người cai trị nhà Thanh, hàng loạt quyết định và lối sống của Từ Hi không chỉ ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước mà còn khiến cháu gái bà, Long Dụ Hoàng hậu phải xấu hổ.

Sau khi Từ Hi chết, căn phòng bí mật thông với phòng ngủ bị mở ra, đến cháu gái cũng cảm thấy xấu hổ!- Ảnh 4.

Khi Từ Hi còn sống, nhà Thanh đối mặt với nhu cầu cấp thiết trong việc củng cố sức mạnh hải quân. Trái ngược với mong muốn của các quần thần, Từ Hi không ban lệnh và ngang nhiên lấy lý do quốc khố đã trống.

Khi đất nước lâm nguy, Từ Hi không hề sẵn lòng sử dụng kho báu của mình để ứng phó. Điều này khiến bà trở thành một trong những người phụ nữ bị chỉ trích nhiều nhất trong sử sách. 

Các nhà sử học cho rằng, lối sống xa hoa, hưởng lạc của Từ Hi Thái hậu chính là một trong những nguyên nhân khiến triều Thanh suy vong. Bởi, chi phí một ngày của Từ Hi đủ để trang trải chi phí của cung điện trong gần nửa tháng, thậm chí còn có thể mua một chiếc tàu tuần dương của Đức vào thời điểm đó. Và chi tiêu hàng năm của Từ Hi đủ để xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.

Tham khảo: Sohu, Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại