Sau khi quan hệ với bạn gái quen qua mạng, chàng trai 20 tuổi nhận cái kết "đắng"

Mộc Miên |

Một chàng trai 20 tuổi đã phải đến gặp bác sĩ sau khi mắc một sai lầm khi làm “chuyện ấy” với bạn gái quen qua mạng.

Sai lầm khi làm "chuyện ấy" với bạn gái

Mới đây, bác sĩ khoa da liễu Tiết Cường Văn, làm việc bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cao Hùng, Đài Loan, Trung Quốc đã chia sẻ về trường hợp một nam thanh niên 20 tuổi đến khám do bị rụng tóc từng mảng.

Chàng trai chia sẻ anh bắt đầu bị rụng tóc từng mảng từ hơn 1 tháng trước. Lúc đầu anh tưởng mình bị rụng tóc do căng thẳng nên đã tự điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc từng mảng không hề thuyên giảm.

Do tóc rụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình nên chàng trai đã đến bệnh viện để khám. Sau khi thực hiện xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán nam thanh niên mắc bệnh giang mai giai đoạn II - một bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi khai thác thêm về tiền sử bệnh, bác sĩ cho biết khoảng 3 tháng trước, chàng trai quen biết một cô gái trên mạng, cả hai tìm hiểu nhau sau đó tiến tới hẹn hò. Chàng trai sau đó cũng đã phát sinh quan hệ tình dục với người bạn gái quen qua mạng này. Thời điểm làm "chuyện ấy", cả hai không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.

Bác sĩ Tiết Cường Văn cho biết việc quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân khiến nam thanh niên mắc giang mai.

Bác sĩ Tiết Cường Văn giải thích thêm: “Tình trạng rụng tóc từng mảng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai. Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Khoảng 2-6 tuần sau khi nhiễm xoắn khuẩn gây bệnh Treponema pallidum, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn II. Lúc này một số bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc do xoắn khuẩn gây bệnh giang mai tấn công vào nang tóc”.

Sau khi quan hệ với bạn gái quen qua mạng, chàng trai 20 tuổi nhận cái kết "đắng"- Ảnh 1.

Nam bệnh nhân đến khám vì rụng tóc từng mảng. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Theo thông tin đăng tải trên Hệ thống Y tế Penn Medicine (Mỹ), các dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn.

- Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ, không đau (thường gọi là săng) trên bộ phận sinh dục, miệng, da. Săng sẽ tự biến mất sau 3 - 6 tuần dù người bệnh có điều trị hay không. Sau 4 - 8 tuần kể từ khi xuất hiện tổn thương ban đầu, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn II.

- Ở giai đoạn II, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

+ Phát ban da, phát ban thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân;

+ Xuất hiện các vết loét ở xung quanh miệng, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn;

+ Sốt;

+ Thường xuyên mệt mỏi;

+ Đau nhức cơ và khớp;

+ Sưng hạch bạch huyết;

+ Rụng tóc từng mảng.

- Giai đoạn tiềm ẩn: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn. Lúc này, người bệnh sẽ không còn bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể. Bệnh sẽ tiếp tục tiến triển tới giai đoạn cuối.

- Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này người bệnh sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau. Chẳng hạn như:

+ Tổn thương tim, gây chứng phình động mạch hoặc bệnh van tim;

+ Rối loạn hệ thần kinh trung ương (giang mai thần kinh);

+ Các khối u ở da, xương hoặc gan.

Sau khi quan hệ với bạn gái quen qua mạng, chàng trai 20 tuổi nhận cái kết "đắng"- Ảnh 2.

Quan hệ tình dục không an toàn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai. (Ảnh minh họa)

Phòng ngừa bệnh giang mai

Để phòng ngừa bệnh giang mai, bác sĩ Tiết Cường Văn khuyến cáo mọi người nên thực hiện các lưu ý sau:

- Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh vi khuẩn còn bám lại trên bề mặt và lây qua các vết thương hở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại