Sau khi cư xử thô lỗ với cụ già ăn xin, chàng trai trào nước mắt ân hận khi thấy cảnh này

Ngân Hà |

Anh chàng tỏ thái độ dè bỉu, từ chối giúp đỡ ông lão ăn xin rách rưới. Nhưng chỉ vài phút sau, anh đã ân hận đến trào nước mắt vì bài học mà mọi người dạy anh từ cách đối xử với ông cụ.

Đoạn clip về sự hối lỗi của chàng trai trẻ với ông lão ăn xin khiến hàng triệu người thấm thía

Trong cuộc sống, không ai là không phạm phải sai lầm nào bởi đâu có ai là hoàn hảo. Và chàng thanh niên trong đoạn clip dưới đây là một ví dụ.

Khi nhìn thấy một cụ già ăn mặc rách rưới ngồi ăn xin ở ven đường, anh không tiếc lời nạt nộ, xua đuổi ông cụ "bẩn thỉu và rách rưới".

Thậm chí, anh ta không những không giúp đỡ cụ mà còn nhẫn tâm đá văng chiếc hộp đựng tiền xin được của cụ già khốn khổ.

Biết hối hận thì không bao giờ là muộn màng

Thế nhưng, chỉ vài phút sau, trong lúc đang ngồi gần đó đợi người bạn đến đón, anh đã thấm thía được một bài học khi quan sát cách mà mọi người qua đường cư xử với ông cụ.

Đầu tiên là cô gái trẻ, sau đó đến các cậu bé còn trẻ tuổi hơn cả anh, hai bố con cô bé nhỏ tuổi. Tất cả họ đều thương xót và dang tay giúp đỡ ông lão nghèo. Thậm chí, hai bố con cô bé kia còn tặng luôn ông cụ chiếc áo đang mang trên người.

Bởi lẽ họ hiểu được rằng, trong cuộc sống này, không ai có thể sống mà không cần cho đi và nhận lại.

Sau khi cư xử thô lỗ với cụ già ăn xin, chàng trai trào nước mắt ân hận khi thấy cảnh này - Ảnh 2.

Sự cho đi có thể chỉ là tấm lòng thấu hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn mình.

Ông bố của cô bé nói rằng: "Con đã từng được rất nhiều người giúp đỡ. Bây giờ, con thể hiện niềm biết ơn đó bằng cách giúp đỡ ông".

Kỳ thực, tất cả chúng ta đều là những kẻ "ăn xin", cậy nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Để rồi chúng ta cũng sẽ cho đi…

Anh chàng thanh niên hối hận đến trào nước mắt khi nhớ đến sự lạnh lùng, vô tâm của mình. Anh nhận ra mình cần phải sửa chữa lỗi lầm bằng cách giúp đỡ ông cụ, người đã dạy cho anh bài học quý giá về sự tử tế và rằng, biết hối hận thì không bao giờ là muộn.

Người tử tế luôn sẵn sàng nhận lỗi

Từ câu chuyện trên, có thể nhận thấy dù sao chàng trai kia vẫn là một người tử tế với tấm lòng lành, cái tâm sáng, biết phục thiện.

Trước lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân, anh đã thành tâm xin lỗi, rồi hết lòng sửa chữa, lấy đó làm bài học "xương máu" cho đời mình.

Sẵn sàng nhận lỗi và quyết tâm khắc phục lỗi lầm là để tu dưỡng đạo đức, tư cách, làm cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Sẵn sàng nhận lỗi khác nào ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Sau khi cư xử thô lỗ với cụ già ăn xin, chàng trai trào nước mắt ân hận khi thấy cảnh này - Ảnh 3.

"Sự tử tế , dù nhỏ tới thế nào, cũng không bao giờ là lãng phí!" - Aesop(Ảnh minh họa)

"Nhân sinh vô thập toàn" - người xưa đã nhận xét như vậy. Ai cũng có thể phạm lỗi. Nhưng người tử tế thường do sơ suất hoặc khách quan mà mắc phải. Với tấm lòng trung thực, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người, họ sẵn sàng nhận lỗi, không phân bua phải trái.

Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân…

Do đó, hãy rèn luyện sự tử tế  bằng những hành động đúng đắn, dẫu là bắt chước như anh chàng trong câu chuyện trên.

Rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt là điều rất quan trọng.

Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể tìm được niềm vui, hạnh phúc đơn giản mà ý nghĩa nhất. Đó là sự cho đi! Không đơn thuần là vật chất hay tiền bạc, sự cho đi có thể chỉ là tấm lòng thấu hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn mình.

Khi chúng ta cho đi mà không cần nhận lại, ta đã chiến thắng sự ích kỷ của chính mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại