Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt

Mạnh Đức |

Ngày 9/6/2021, các công ty thép trong nước đồng loạt thông báo giảm giá thép. Hiện giá thép ở mức từ 16,650 đồng/kg - trên 17.000 đồng/kg (chưa bao gồm VAT) tùy thương hiệu…

Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg giảm 6,2% so với mức giá 18.270 đồng/kg của tuần trước. Thép D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg so với 17.810 đồng/kg của tuần trước (giảm 4,6%).

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 1.

Với thương hiệu thép Việt Ý, giá thép cuộn CB240 sau khi ổn định 3 ngày liên tiếp đã điều chỉnh giảm mạnh giá bán ngày 7/6 và 8/6. Hiện thép cuộn CB240 ở mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 2.

Thương hiệu thép Việt Đức báo giá thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg so với 18.110 đồng/kg tuần trước (giảm 4,9%); thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.180 đồng/kg với với 17.560 đồng/kg (giảm 2,2%).

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 3.

Về thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.200 đồng/kg, đều giảm nhẹ so với tuần trước.

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 4.

Công ty thép Thái Nguyên bán thép cuộn CB240 có giá 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.200 đồng/kg. Cả hai loại thép này đều giảm nhẹ so với mức giá của tuần trước.

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 5.

Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 17.360 đồng/kg. Giá cả hai mặt hàng này đều giảm.

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 6.

Sản phẩm thép cuộn CB240 của Thép Miền Nam đang ở mức giá 17.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.310 đồng/kg, giữ nguyên mức giá ngày 7/6 nhưng giảm so với giá các ngày trong tuần trước.

Sau “cơn sốt”, giá thép đồng loạt hạ nhiệt - Ảnh 7.

Việc giá thép tăng mạnh thời gian gần đây đã tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh, cụ thể và trực tiếp nhất là hoạt động xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình, việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy giá nhà ở tăng cao… Ở tầm vĩ mô, giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao gây khó khăn cho công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.

Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan đã đề ra một số giải pháp nhằm kiềm chế đà tăng giá thép. Nhờ đó, tính đến thời điểm ngày 9/6/2021, các công ty đã đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép. Điều này đã góp phần giảm bớt chi phí cũng như thiệt hại cho các doanh nghiệp xây dựng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại