Tuổi 60 là “thời kỳ chuyển tiếp” quan trọng, bước ngoặt của cuộc đời. 10 năm từ 60-70 tuổi là giai đoạn đặc biệt đối với sức khỏe. Sau 60 tuổi, 3 bộ phận trên cơ thể sau đây càng “sạch” thì bạn càng khỏe mạnh, tuổi thọ càng cao.
1. Mạch máu "sạch"
Cơ thể của bạn và mạch máu có chung tuổi thọ. Khi mạch máu hoạt động bình thường, cơ thể sẽ sung sức, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, khi mạch máu bị ‘rác’ chặn lại làm tắc nghẽn, cơ thể của bạn sẽ bị đẩy nhanh quá trình lão hoá, kéo theo sự suy giảm của các cơ quan.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, sự tích tụ ‘rác’ trong mạch máu dễ hình thành các mảng bám. Những mảng bám này sau đó có thể bị bong ra cùng với tác động của máu và kích hoạt cơ chế đông máu gây ra cục máu đông, lắng đọng ở mạch máu và chặn sự hoạt động bình thường của mạch máu.
Các mạch máu tích tụ quá nhiều chất thải, dẫn đến lưu thông chậm. Những chất dinh dưỡng không thể chuyển nhanh đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến cạn kiệt dưỡng chất, gây lão hoá, gây đột quỵ, tử vong sớm.
Vì vậy, sau 60 tuổi, nếu muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải giữ cho mạch máu sạch bằng việc tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng giúp tăng cường sức mạnh của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đồng thời cũng hỗ trợ thanh lọc máu.
Bên cạnh đó, việc uống đủ nước cũng là một trong những cách thanh lọc máu tự nhiên và dễ dàng nhất. Một chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, các loại quả mọng còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu trong thể.
2. Phổi "sạch"
Phổi là cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể, dễ bị tổn thương bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Là bộ phận bảo vệ các cơ quan nội tạng, lá phổi được ví như chiếc ô che mưa gió cho con người.
Sức khỏe của hệ hô hấp tác động trực tiếp đến tuổi thọ của con người. Ngày nay, môi trường ô nhiễm, khói bếp, khói thuốc… ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, tăng nguy cơ tổn thương. Khi phổi bị tổn thương, bạn sẽ gặp một số vấn đề như hen suyễn, viêm phế quản, xơ nang phổi… Bên cạnh đó, bệnh phổi còn ảnh hưởng tới các phế nang gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính… Hoặc tác động xấu tới mạch máu gây tắc mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi. Ngoài ra, sự suy giảm chức năng của phổi còn ảnh hưởng đến màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ung trung biểu mô.
Bởi vậy, giữ cho phổi sạch để tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ là việc cần làm. Tập thể dục có nhiều lợi ích cho hệ hô hấp cũng như hệ miễn dịch. Nó giúp tăng cường lưu thông, hỗ trợ giải độc và dẫn lưu bạch huyết. Tăng nhịp thở giúp mang lại nhiều oxy hơn cho cơ bắp và các cơ quan khác. Đồng thời phổi cũng hưởng lợi rất nhiều từ thực phẩm giàu chất chống oxy hoá và vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin A. Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dị ứng, bao gồm các sản phẩm chế biến chứa đường, phụ gia, chất béo chuyển hóa, dầu thực vật tinh chế…
3. Đường ruột "sạch"
Ruột được ví như ‘bộ não thứ hai’ của cơ thể bởi đây là bộ phận tối quan trọng. Vì làm việc như một cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, đảm nhiệm chức năng tiêu hoá thức ăn, luôn phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại chất độc… ruột rất dễ bị ‘bẩn’ và tổn thương, đặc biệt với nam giới sau 60 tuổi.
Ngoài ra, theo tuổi tác, chức năng tiêu hoá suy giảm, lợi khuẩn trong ruột giảm cũng sẽ dẫn đến đường ruột không sạch sẽ. Các chuyên gia chỉ ra rằng 90% bệnh tật của con người đều liên quan đến đường ruột không đủ sạch sẽ.
Để ruột luôn sạch khoẻ, bạn cần thường xuyên loại bỏ các chất thải độc hại bị ứ đọng, bám trên thành ruột. Bạn có thể bắt đầu bằng thói quen uống một ly nước ấm sau khi ngủ dậy. Nó sẽ giúp đánh thức ruột và dạ dày của bạn, bổ sung nước giúp làm loãng máu, đồng thời có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hoá, chống táo bón.
Nhiều bạn trẻ không có thói quen ăn sáng do các lý do như ngủ nướng, giảm cân . Như mọi người đã biết, bữa sáng là quan trọng nhất trong 3 bữa ăn trong ngày, mục đích của việc ăn sáng là để dạ dày và ruột hoạt động, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn không ăn sáng trong thời gian dài sẽ dễ xảy ra các vấn đề như nhu động ruột chậm, viêm loét đường tiêu hóa, táo bón.
Tổng hợp