Trúc Tử (SN 1980), quê ở Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, làm nghề họa sĩ. Sau khi học hoàn thành xong chương trình đại học, anh quyết định làm nghề tài xế taxi trong nhiều năm trước khi chọn lập nghiệp ở Thượng Hải.
Trải qua 20 năm sinh sống và gom góp được một khoản tiền tiết kiệm, anh quyết định bỏ phố về quê đi theo con đường nghệ thuật mà bản thân yêu thích và làm một ngôi nhà độc đáo dành tặng cha mẹ.
Ngôi nhà có diện tích 330m2, có 2 tầng, với một không gian sinh hoạt chung cùng 6 phòng ngủ, được hoàn thành sau 2 năm xây dựng.
Chia sẻ với truyền thông, Trúc Tử cho hay so với kích thước phòng ngủ, anh quan trọng hơn về kích thước không gian sinh hoạt chung hơn. Đặc biệt, ý tưởng của ngôi nhà được anh tham khảo từ chính một tòa nhà kiểu phương Tây hiện đại ở ngay mặt đường thành phố Thượng Hải, nơi ở chính thức của Tổng lãnh sự Ý vào những năm 1930.
Trong một lần Trúc Tử đi ngang qua tòa nhà khi chuyển đến làm việc, anh đã bị mê hoặc bởi lối thiết kế tinh tế của dãy hành lang này nên anh hy vọng ngôi nhà mới của mình sẽ có không gian rộng y như vậy để gia đình cùng tận hưởng và giao lưu với bà con hàng xóm xung quanh.
Được biết, ngôi nhà của Trúc Tử lớn nhất làng, có tổng chi phí 900.000 tệ, nơi đây còn là không gian rộng rãi cho người già và trẻ nhỏ đến hàn huyên, tụ tập.
Thời điểm quyết định xây dựng ngôi nhà nhà, anh chàng gặp không ít khó khăn. Đúng dịp dịch bệnh bùng phát và chi phí cho nguyên vật liệu tăng cao khiến giá cả mọi thứ đều phát sinh.
Do đó, Trúc Tử đã dùng tre, gỗ có sẵn trong rừng để tự làm tất cả nội thất trong nhà. Ngày đổ mái nhà, cả làng đến giúp đỡ. Mặc dù, cuộc sống ở quê hầu hết là người già và trẻ nhỏ, không ồn ào, nhộn nhịp như chốn thành thị nhưng mỗi khi có chuyện vui, buồn, mọi người trong làng đều chung tay đoàn kết để hỗ trợ nhau.
"Khung cảnh tất cả mọi người đều làm việc và hỗ trợ gia đình tôi thật cảm động và khó quên", Trúc Tử nói.
Khi việc xây dựng hoàn tất, anh bắt đầu làm một loạt đồ nội thất đẹp mắt trong xưởng vẽ mới của mình, từ giường, bàn, ghế dài, đèn chiếu sáng và giá để dụng cụ.
Trúc Tử cho biết những đường cong trong đồ nội thất phản chiếu những đường cong của trần nhà. Khi việc xây dựng hoàn thành, anh đã nghĩ ra một cái tên cho ngôi nhà - "Căn nhà biết bay", nghĩa là một ngôi nhà nhỏ có mái cong, và tạo ra một âm tiết kép cho nó, có thể được dịch ở một mức độ nào đó là sự phản ánh về những điều bình thường, dân dã gắn liền với mọi người xung quanh.
Tầng một là không gian phòng khách đồng thời là nơi để cả nhà quây quần ăn uống, đón mọi người tới thăm. Các không gian thiết kế mở, liên thông với nhau.
Sự kết hợp của những tông màu tương phản giúp ngôi nhà trông rộng rãi hơn mà vẫn ấm cúng, gần gũi.
Tầng 2 là không gian dành cho 2 phòng ngủ và nhà vệ sinh. Điểm chung của các phòng ngủ trong nhà là đường nét bo cong trên mảng tường phía sau tạo sự mềm mại. Kiến trúc sư chỉ thay đổi kiểu dáng của giường.
Căn nhà mới lạ hoàn toàn với những họa tiết tinh giản, vừa cổ kính ở phòng ngủ, vừa hiện đại ở phòng bếp, phòng khách, đem cả thiên nhiên vào nhà. Nội thất làm từ các chất liệu tự nhiên, phù hợp với tổng thể chung, làm hài lòng cả kiến trúc sư và cha mẹ.