Vũ khí chính của IT-1 là tên lửa chống tăng 3M7 Drakon bắn đi từ một bệ phóng có thể thu vào trên tháp pháo.
Với những nhược điểm như góc chết quá lớn, tầm bắn của tên lửa ngắn và cơ số đạn hạn chế đã làm cho quân đội Liên Xô không cảm thấy hài lòng, vì vậy dẫn tới việc "sát thủ diệt tăng" này không được phổ biến.
Bên cạnh đó, 520 kg thiết bị hướng dẫn cần thiết cho tên lửa là không thực tế. Cuối cùng, các xe IT-1 đều bị chuyển đổi thành xe cứu kéo.
Đồ họa xe diệt tăng tự hành IT-1 phóng tên lửa 3M7
IT-1 được thiết kế và thử nghiệm trong tháng 4/1964, có 2 nguyên mẫu được chế tạo cùng với tên lửa chống tăng 3M7 Drakon.
Trong năm 1964, IT-1 bắn thử nghiệm tên lửa 3M7 tổng cộng 94 lần. Cho đến cuối năm 1964, Liên Xô đã sản xuất 94 hệ thống điều khiển hỏa lực cho tên lửa 3M7. "Sát thủ diệt tăng" này được sản xuất hạn chế trong giai đoạn 1968 - 1970.
Một chiếc IT-1 trong trạng thái bảo quản
Kíp chiến đấu của IT-1 gồm 3 người: lái xe, pháo thủ và chỉ huy. Nó được trang bị bệ phóng tên lửa có thể thu vào trên tháp pháo thấp cùng với súng máy 7,62 mm PKT (cơ số 2.000 viên đạn).
12 tên lửa 3M7 Drakon nằm trong bộ nạp tự động, thêm 3 quả dự trữ trong một hộp không bọc giáp ở mặt sau tháp pháo.
Tên lửa 3M7 có cơ chế điều khiển bằng sóng radio, sử dụng bất kỳ một trong bảy tần số và hai mã điều khiển. Điều đó ngăn cản bị nhiễu tín hiệu của những xe phóng trong cùng một đơn vị với nhau.
Khi phóng, tên lửa sẽ hơi hướng lên phía trên và ở góc có thể bù sự trôi do tác động của gió. Một đầu theo dõi được lắp vào đuôi để hệ thống dẫn đường bám bắt và truyền lệnh đến tên lửa.
IT-1 có thiết bị ngắm hồng ngoại cho phép tác chiến ban đêm, nhưng sẽ giảm đáng kể phạm vi bắn của tên lửa.
Tên lửa chống tăng 3M7 Drakon
Thông số kỹ thuật của tên lửa 3M7 Drakon
Trọng lượng: 54 kg.
Trọng lượng đầu đạn: 5,8 kg.
Đường kính: 180 mm.
Sải cánh: 860 mm.
Chiều dài: 1.240 mm.
Tầm bắn: 300 - 3.300 m (ban ngày) hoặc 400 - 600 m (ban đêm).
Tốc độ: 217 m/s
Khả năng xuyên giáp: 250 mm RHA ở góc 60 độ.
"Sát thủ diệt tăng" IT-1 (Object 150) của Liên Xô