Bức ảnh dưới được Tổ chức Bảo vệ Đông vật Snake Out Brisbane (Úc) chụp lại và đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook với câu đố: Nhìn vào bức ảnh dưới đây, bạn có phát hiệu ra sự nguy hiểm đang rình rập hay không?
Hãy dành ít thời gian để kiểm tra độ tinh tường của mắt! Ảnh Snake Out Brisbane.
Nếu không thể phát hiện ra điều bất thường thì bạn có thể đã gặp nguy hiểm trước khi nhận thức được điều gì sắp xảy ra, bởi vì ẩn trong lớp cành lá là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất Trái Đất: Rắn nâu phương Đông.
Quả thật rất khó để có thể phát hiện ra vị trí của con rắn dù cho là người có thị lực tốt nhất vì màu da của nó gần như hòa hợp với môi trường xung quanh. Nếu nó chỉ nằm yên phục kích thì còn khó để biết được sự tồn tại của nó.
Và đây chính là vị trí của con rắn nâu (vùng khoanh đỏ):
Dù biết vị trí nhưng cũng khó có thể phát hiện ra con rắn vì phần đầu đã bị cành cây che mất. Ảnh Snake Out Brisbane.
Còn đây là "chân dung" của sát thủ ẩn nấp trong lùm cây:
Màu da giúp rắn nâu ngụy trang rất tốt. Ảnh Snake Out Brisbane.
Tên khoa học của rắn nâu phương Đông là Pseudonaja textilis, chúng thuộc họ Rắn hổ thường sống ở Úc, Papua New Guinea, và Indonesia.
Xem video:
Loài rắn nâu chết người. Nguồn: Youtube/Tony Harrison.
Không giống như nhiều loài rắn độc có màu sắc rực rỡ trong họ như rắn cạp nong, cạp nia hay có phần mang phình ra khiến ai nhìn vào cũng khiếp sợ của loài rắn hổ mang.
Rắn nâu có vẻ ngoài rất bình thường, không có gì nổi bật. Chúng có màu nâu bóng hay có thêm các mảng màu khác như đốm, sọc đen xám không mấy nổi bật.
Nhưng nọc độc của nó chỉ xếp sau rắn Taipan cũng tồn tại ở Úc, còn gọi là "rắn dữ" (Fierce Snake - tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus). Rắn nâu có chiều dài trung bình 1,5-1,8 m, con lớn có thể dài hơn 2 m nhưng rất hiếm.
Nọc độc của nó bao gồm chất làm đông máu và neurotoxins do đó nếu bị cắn sẽ khiến tim đập nhanh, khó thở và vô cùng đau đớn, chỉ 15 phút sau nạn nhân sẽ mất mạng nếu không kịp thời chữa trị.
Để giết chết 1 người khỏe mạnh trưởng thành thì chỉ cần dính 1 lượng bằng 1/12.000 nọc độc cũng đủ để khiến một người mất mạng.
Bài viết được dịch từ nguồn: Dailymail, Sciencedirect, Australiangeographic