Sắp nghỉ việc còn bị sếp giữ lại làm thêm, bạn đồng ý không? Người EQ cao chẳng lòng vòng, trả lời thế này vừa tinh tế vừa ghi điểm ngay

Phương Thùy |

Trước vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Người thì cho rằng, nên đáp ứng để không làm mất lòng, mất mối quan hệ. Người thì không đồng ý, cảm thấy quyền lợi của bản thân bị xâm phạm. Còn người tinh tế sẽ phản ứng ra sao?

Trên diễn đàn Zhihu (một nền tảng trao đổi cho phép người dùng sử dụng tên ảo của Trung Quốc), có một topic gây sốt với câu hỏi: “Sắp nghỉ việc còn bị sếp giữ lại làm thêm, bạn nghĩ sao về điều này?”

Câu hỏi này bắt nguồn từ một đoạn video trên mạng xã hội Weibo, trong đó ghi lại cảnh tranh cãi, thậm chí có “tác động vật lý” giữa hai người đàn ông. Theo thông tin chia sẻ, quan hệ giữa hai bên là cấp trên với cấp dưới. Nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn là do cấp dưới không đồng ý ở lại tăng ca, cấp trên đã xông vào thang máy để chặn cửa.

Trước vấn đề này, nhiều người đã chia sẻ quan điểm cá nhân theo những góc nhìn khác nhau.

Có người thì phản đối gay gắt hành động của vị cấp trên: “Tại sao một số công ty thích ép buộc nhân viên theo suy nghĩ của riêng họ như vậy? Chỉ cần lãnh đạo nói chưa hoàn thành nhiệm vụ, rồi bắt tăng ca là chúng ta buộc phải tăng ca chắc? Đây rõ ràng là hành vi vớ vẩn. Đằng nào cũng sắp nghỉ việc, tôi ủng hộ cấp dưới.”

Sắp nghỉ việc còn bị sếp giữ lại làm thêm, bạn đồng ý không? Người EQ cao chẳng lòng vòng, trả lời thế này vừa tinh tế vừa ghi điểm ngay - Ảnh 1.

Người khác tỉnh táo hơn thì nhận xét: “Người lao động có quyền lựa chọn. Không phải ai cũng cần phải cúi đầu phục tùng mệnh lệnh của công ty một cách vô điều kiện. Đối với những đòi hỏi vô lý, hãy học cách thu thập bằng chứng và phản kháng, chứ đừng lao vào đánh nhau như vậy.”

Trong khi nhiều người khác tranh cãi không ngừng về vấn đề này, người dùng Lý Tiểu Ngư đã thẳng thắn chỉ ra:

“Theo bản chất của vấn đề này không phải là vấn đề làm thêm giờ hay không làm thêm giờ, mà là hợp đồng. Chừng nào mà bạn còn chưa nghỉ việc hẳn thì bạn vẫn là người lao động, có ký hợp đồng lao động với công ty. Do đó, bạn không cần trả lời ‘Có’ hoặc ‘Không’ rồi đối mặt với những tai hại mà nó mang lại, cũng không cần trả lời nước đôi, lòng vòng quanh co làm gì cho mất thời gian. Hãy nói chuyện dựa trên hợp đồng của mình.

Bạn hoàn toàn có thể ngồi vào ‘bàn đàm phán’ để nói chuyện rõ ràng và sòng phẳng với cấp trên rằng: Nếu công ty muốn tăng ca thì ngay từ khi tuyển dụng phải thỏa thuận với người lao động, ghi xác nhận ngay trong giấy tờ liên quan (nếu họ đủ minh bạch). 

Nếu không, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối nếu yêu cầu đó không thích hợp.

Để biết nó có thích hợp hay không, hãy trao đổi với sếp để làm rõ một số thông tin, chẳng hạn như: 

Công việc đó thuộc trách nhiệm của ai? 

Có nằm trong khối lượng công việc hàng ngày của bạn hay không? 

Công việc đó nằm trong phạm trù công việc hiện tại, hay tương lai? 

Nêu lưu ý rằng, theo quy định thường thấy, trước khi nghỉ việc, bạn cần bàn giao đầy đủ toàn bộ công việc và trách nhiệm lại cho công ty. Sau khi công ty xác nhận hoàn thành thì bạn mới có thể hoàn tất thủ tục, nhận nốt tiền lương của mình đúng quy trình. Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… sau đó mới được tiến hành thuận lợi.

Vì vậy, đừng hành xử một cách cẩu thả hay bất chấp chỉ vì nghĩ ‘Đằng nào mình cũng nghỉ việc’. Hãy cứ làm đúng trách nhiệm, đúng phận sự, không cần nhiều hơn, nhưng cũng tuyệt đối không được ít đi.

Chính điều đó sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn ở mức tốt nhất. Tin tôi đi.”

Quả thực, bình luận này đã được rất nhiều người tán đồng. 

Sắp nghỉ việc còn bị sếp giữ lại làm thêm, bạn đồng ý không? Người EQ cao chẳng lòng vòng, trả lời thế này vừa tinh tế vừa ghi điểm ngay - Ảnh 2.

Hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng, thực trạng hiện nay là nhiều công ty ngoài mặt không công khai chế độ tiền lương tăng ca, thay vào đó họ ngấm ngầm dùng luật “bất thành văn” và áp lực từ đồng nghiệp, lãnh đạo để ép nhân viên làm thêm giờ.

Bạn đã làm thêm giờ và đóng góp nhiều giá trị hơn, nhưng không được trả công xứng đáng. Trong "Das Kapital" (Cuốn “Tư bản” của Karl Marx), điều này gọi là "bóc lột thêm giá trị thặng dư".

Cơ sở để duy trì tình trạng này là mối quan hệ không bình đẳng giữa doanh nghiệp và nhân viên. Rất nhiều người lo lắng việc từ chối chỉ thị của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tương lai của mình, chẳng hạn như thăng chức, tăng lương , không gian đào tạo… Ở trường hợp của một người sắp  Chính điều này khiến nhân viên ở vào vị thế thấp hơn so với phía lãnh đạo và doanh nghiệp.

Sắp nghỉ việc còn bị sếp giữ lại làm thêm, bạn đồng ý không? Người EQ cao chẳng lòng vòng, trả lời thế này vừa tinh tế vừa ghi điểm ngay - Ảnh 3.

Để hạn chế tình trạng này, người dùng Lê Hoa nhấn mạnh những điều sau:

“Thứ nhất, hãy tự tin, làm tốt công việc của mình và không để lại bất kỳ lời bào chữa nào cho người khác. Khi có tự tin về chất lượng công việc, cũng như có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý, bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn từ chối khi gặp những yêu cầu công việc vô lý. Do đó, trước tiên cần phải làm tốt công việc của bạn và củng cố sự tự tin.

Thứ hai, nếu xảy ra bất hòa, cần giải quyết vấn đề bằng một cái đầu lạnh, trong khuôn khổ pháp luật và quy tắc. Nên nhớ rằng pháp luật và quy tắc vừa chịu trách nhiệm ràng buộc bản thân, vừa là vũ khí để bảo vệ bản thân.

Thứ ba, đừng sợ công ty dùng lý lịch điều tra và giấy thôi việc để gây khó dễ cho bạn, điều này là phạm pháp. Trước hết, nếu bạn chỉ là một nhân viên bình thường, không phải giám đốc điều hành hay một vị trí “tai to mặt lớn” nào, hãy yên tâm rằng, hầu hết các công ty sẽ không “chuyện bé xé to” chỉ để xử lý một cá nhân. Đồng thời, giấy thôi việc sẽ chỉ ảnh hưởng tới những nội dung liên quan đến quan hệ lao động như thời gian thôi việc, vị trí công việc, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội . Nếu công ty từ chối cấp giấy chứng nhận thôi việc cho nhân viên, hoặc viết những thông tin sai lệch, gây bất lợi cho nhân viên, bạn có thể trực tiếp khiếu nại với đoàn thanh tra lao động.”

*Nguồn: Zhihu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại