Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời.
Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác.
Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius (tên một vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng). Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành .
Thứ hai, ngày 9 tháng 5, Sao Thủy sẽ đi qua vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất. Đây là một thông tin khá thú vị dành cho những người yêu và ưa khám phá về thiên văn.
Do vậy, nếu bạn là một trong số đó, hãy chuẩn bị cho mình một chỗ ngồi thật lý tưởng và hãy sẵn sàng “chiêm ngưỡng” người hàng xóm của Trái Đất.
Vào 7 giờ, sáng ngày 9/5, mọi người sẽ nhìn thấy một đốm tròn nhỏ, màu đen di chuyển chậm chạp qua vầng Thái Dương trong khoảng 7 giờ đồng hồ.
Sao Thủy sẽ xuất hiện như một chấm đen, màu tối trên vành đĩa Mặt trời vào lúc 11h12 và kết thúc lúc 18h42 theo giờ quốc tế.
Mới đây, NASA đã tiết lộ một số đoạn phim ghi lại sự kiện đặc biệt này.
Lần đi qua gần đây nhất diễn ra vào năm 2006, và lần tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2019. Theo ước tính, sự kiện thiên văn đặc biệt này chỉ diễn ra trung bình 10 đến 13 lần trong khoảng 100 năm.
Đặc biệt, chúng ta có thể quan sát sự kiện này ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Do vậy, bạn không cần phải lo lắng di chuyển địa điểm. Nhưng hãy nhớ chọn cho mình một nơi thông thoáng, dễ quan sát để có thể thoả sức khám phá.
Người dân sống ở khu vực phía Đông Mỹ sẽ may mắn hơn khi được chứng kiến toàn bộ quá trình Sao Thủy ghé thăm Mặt Trời, bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng ngày 9/5.
Do đường kính của Sao Thủy khá nhỏ (chỉ bằng 1/160 so với Mặt Trời), cho nên chúng ta phải sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm được thiết kế đặc biệt để quan sát hiện tượng kỳ thú trên. Hơn nữa, đây là cách để bảo vệ đôi mắt của mình.
Khu vực Tây Âu, phía Tây của Bắc Âu và Tây Phi, Nam Mỹ, một phần Đông Bắc nước Mỹ nửa phía Đông Thái Bình Dương, Đông Á là những địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng sự kiện hiếm hoi này.
Khi sử dụng loại kính viễn vọng đặc biệt này, các nhà khoa học còn có thể phát hiện ra những hành tinh mới khi chúng băng qua Mặt Trời - đó cũng chính là cách mà mới đây các nhà khoa học phát hiện ra bộ ba hành tinh quay xung quanh một Mặt Trời Đỏ 40 năm ánh sáng.