Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh "khó sống" nhất trong vũ trụ

Trang Ly |

Sao Kim, hành tinh thuộc Hệ Mặt trời, nắm giữ kỷ lục là nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ.

Gần đây nhất, với việc phát hiện hành tinh nóng nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ, giới khoa học đã gọi đủ tên 7 hành tinh "kỷ lục gia", nắm giữ những kỷ lục như nóng nhất, lạnh nhất, lớn nhất... trong vũ trụ phần quan sát được (observable universe).

Dưới đây là danh sách "7 hành tinh nắm giữ kỷ lục trong vũ trụ":

HÀNH TINH LỚN NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 2.

Trong kho dữ liệu tìm kiếm của NASA, hành tinh hiện đang nắm giữ kỷ lục này có cái tên khá dài là DENIS-P J082303.1-491201 b, cách Trái Đất 67,7 năm ánh sáng, được đài thiên văn của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) phát hiện năm 2013.

Có khối lượng gấp 28,5 lần sao Mộc, DENIS-P J082303.1-491201 b là hành tinh quay quanh ngôi sao chủ DENIS-P J082303.1-491201, thuộc chòm sao Thuyền Phàm (Vela).

Tháng 3/2014, DENIS-P J082303.1-491201 b chính thức trở thành hành tinh lớn nhất vũ trụ phần quan sát được.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất và già nhất trong Hệ Mặt trời, có khối lượng bằng 1,8986×1027 kg, gấp 317,8 lần khối lượng Trái Đất.

HÀNH TINH NHỎ NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 4.

Nhẹ hơn Mặt Trăng và nhỏ hơn sao Thủy, Kepler-37b là ngoại hành tinh nhỏ nhất được tìm thấy từ trước tới nay.

Hành tinh đất đá này quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách gần hơn khoảng cách 57,91 triệu km của sao Thủy so với Mặt trời của chúng ta.

Nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng, Kepler-37b nằm trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra). Nó chỉ mất 13 ngày để quay quanh ngôi sao chủ Kepler-37.

NASA cho biết, với mức nhiệt 400 độ C, sự sống trên Kepler-37b khó có thể tồn tại.


HÀNH TINH NÓNG NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 6.

Nóng 4.327°C, KELT-9b chính là hành tinh nắm giữ kỷ lục nóng nhất vũ trụ.

Nằm cách Trái Đất 650 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus), KELT-9b có kích thước lớn gấp 3 lần sao Mộc.

Tương tự như Kepler-37b, KELT-9b có khoảng cách so với ngôi sao chủ của nó gần hơn khoảng cách 57,91 triệu km của sao Thủy so với Mặt trời, nhưng nó chỉ mất 1,5 ngày để quay quanh KELT-9.


HÀNH TINH LẠNH NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 8.

Đối ngược với hành tinh nóng nhất vũ trụ, với nhiệt độ −220 °C, OGLE-2005-BLG-390Lb (NASA gọi với tên khác là Hoth) là một ngoại hành tinh lạnh nhất trong vũ trụ từng được phát hiện.

Nằm gần trung tâm Dải Ngân hà, OGLE-2005-BLG-390Lb có khối lượng gấp 5 lần khối lượng của Trái Đất.

Một số nhà thiên văn học tin rằng, OGLE-2005-BLG-390Lb có lõi đất đá như Trái Đất và có bầu khí quyển mỏng bao quanh.

HÀNH TINH GIÀ NHẤT VŨ TRỤ

Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 10.

Hình thành cách đây 12,7 tỷ năm, PSR B1620-26 b là hành tinh già nhất trong vũ trụ quan sát được. Đây là một hành tinh khí khổng lồ, có khối lượng gấp 2,5 lần khối lượng của sao Mộc.

Trong khi đó, theo các nhà thiên văn học, vũ trụ của chúng ta chỉ mới 13,8 tỷ năm. Như vậy, PSR B1620-26 b chỉ trẻ hơn vũ trụ hơn 1 tỷ năm tuổi.

PSR B1620-26 b thuộc chòm sao Thiên Yết (Scorpius) và cách Trái Đất khoảng 12.400 năm ánh sáng.

Điều đặc biệt của hành tinh già nhất vũ trụ này là, khoảng cách của nó tới ngôi sao chủ lớn tới nỗi, nó mất khoảng 100 năm mới quay đủ 1 vòng quanh sao chủ.


HÀNH TINH TRẺ NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 12.

Hình thành khoảng 2 triệu năm về trước, hệ hành tinh V830 Tauri được xem là trẻ nhất trong vũ trụ. So với độ già của PSR B1620-26 b, hệ hành tinh này chỉ là măng non.

Nằm trong chòm sao Kim Ngưu (Taurus), V830 Tauri cách Trái Đất 427 năm ánh sáng.

Hành tinh khí khổng lồ V830 Tauri b, có khối lượng lớn hơn 3/4 lần sao Mộc này quay quanh ngôi sao chủ của nó chỉ mất 4,93 ngày.

Giới thiên văn học cho biết, hệ hành tinh này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.


HÀNH TINH CÓ KHÍ HẬU KHẮC NGHIỆT NHẤT VŨ TRỤ
Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 14.

Nhiệt độ bề mặt của sao Kim ở mức thấp nhất là 462 độ C.

Cuối cùng thì trong số những "kỷ lục gia" của vũ trụ, cũng có hành tinh thuộc Hệ Mặt trời nắm giữ kỷ lục thứ 7: Hành tinh có khí hậu khắc nghiệt nhất vũ trụ chính là sao Kim.

Hãy xem những con số kỷ lục biến sao Kim thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ là gì nhé:

Khí quyển của sao Kim dày hơn Trái Đất 100 lần nhưng trong bầu khí quyển dày đặc đó, 96,5% là khí CO2 (còn lại là Nitơ). Lớp chăn dày này khiến cho hiệu ứng nhà kính tại "Nữ thần" rất khủng khiếp. Nhiệt độ bề mặt của sao Kim vì thế mà bị ủ ở mức thấp nhất là 462 độ C.

Ngoài ra, bầu khí quyển ngập tràn axít sunfuric chuyển nhanh hơn cả tốc độ quay của chính sao Kim, với tốc độ 360km/h.

Sao Kim thiết lập kỷ lục, trở thành hành tinh khó sống nhất trong vũ trụ - Ảnh 15.

Trái Đất - Sao Kim.

Hành tinh chị em với Trái Đất (vì có kích thước, tham số quỹ đạo và gia tốc hấp dẫn gần giống Trái Đất) là hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt trời. Toàn bộ bề mặt của sao Kim là một vùng đất khô cằn, không có sự sống.

Với bầu khí quyển và nhiệt độ bề mặt như vậy, sao Kim chính thức trở thành nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất vũ trụ.

Ảnh: Internet - Dịch từ: Sciencealert.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại