NASA sẽ gửi hai tàu thăm dò đến sao Kim trong khoảng thời gian từ năm 2028 đến năm 2030. Hai tàu sẽ tìm kiếm sự sống của vi sinh vật, được dự đoán đang sinh sống trong bầu khí quyển của hành tinh này.
Thông báo đã khiến các chuyên gia vô cùng háo hức với viễn cảnh Cơ quan Vũ trụ của Mỹ sẽ tìm thấy một dạng sự sống nào đó, và một người đã tiết lộ nơi NASA nên đến để tìm kiếm sự sống.
Gail Iles, giảng viên cao cấp về vật lý, Đại học RMIT, đã chia sẻ ý kiến của mình trên The Conversation rằng: "Có một số tiêu chí nhất định để một hành tinh được đánh giá là có thể sinh sống được. Nó phải có nhiệt độ thích hợp, áp suất khí quyển tương tự như của Trái đất và nước sẵn có.
Về mặt này, Sao Kim có lẽ sẽ không thu hút được nhiều sự chú ý ngoài việc nó nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta. Bầu trời của nó chứa đầy những đám mây dày đặc của axit sulfuric gây nguy hiểm cho con người, khung cảnh hoang vắng của những ngọn núi lửa đã tắt bao trùm và 90% bề mặt là dòng dung nham nóng đỏ.
Mặc dù vậy, NASA vẫn sẽ tìm kiếm các điều kiện môi trường hỗ trợ sự sống tại đây. Đặc biệt, bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sao Kim đã từng có đại dương sẽ thay đổi tất cả mô hình hành tinh hiện có của chúng ta." Vị giáo sư này cho biết thêm: "Và thật thú vị, sao Kim sẽ bớt khắc nghiệt hơn ở độ cao 50 mét (30 dặm) so với bề mặt.
Trên thực tế, áp suất ở những độ cao này có các điều kiện khiến hành tinh này trở nên giống Trái đất hơn, với không khí dễ thở và nhiệt độ ôn hòa. Nếu sự sống ở dạng vi khuẩn tồn tại trên sao Kim, đây có thể là nơi nó được tìm thấy."
Các chuyên gia hy vọng sẽ biết thêm về bề mặt của sao Kim
Hai tàu thăm dò đi tới Sao Kim với hai nhiệm vụ khác nhau, Davinci - khảo sát sao Kim trong Khí quyển sâu và Veritas - phát xạ sao Kim, khoa học vô tuyến, InSAR – một kỹ thuật radar sử dụng trong do thám, địa hình và quang phổ.
Đã từng có nhiều báo cáo phân tích bầu khí quyển sao Kim để xác định lý do tại sao hành tinh có vị trí gần Trái đất nhất lại trở thành một hố sâu địa ngục sôi sục.
Hai sứ mệnh sẽ được gửi đến Sao Kim trong khoảng thời gian từ năm 2028 đến năm 2030
Tàu thăm dò cũng sẽ gửi cho NASA những hình ảnh có độ phân giải cao về bề mặt của Sao Kim. Davinci có thể đo các phân tử trong khí quyển, đặc biệt là tìm kiếm phosphine. Năm ngoái, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy bằng chứng về những đám phốt phát lớn trong bầu khí quyển của Sao Kim.
Theo những thông tin hiện tại, phosphine được tạo ra thông qua các quá trình sinh học, điều này dẫn tới suy đoán rằng có thể có một số dạng sống vi sinh vật trên sao Kim. Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia này lại cho rằng đã có sự nhầm lẫn về lượng phosphine mà họ đo được.
Những nhà khoa học đã kết luận là chất phosphine ở đó do các quá trình địa chất gây ra. Veritas sẽ lập bản đồ bề mặt sao Kim để khám phá thêm về lịch sử địa chất của nó và liệu núi lửa có còn hoạt động hay không.