Nước giữ vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển khả năng sinh sống trên Trái Đất, mà chính các Sao Chổi luôn mang theo nước. Điều này đã phần nào giúp cho Cơ quan vũ trụ NASA đã đưa ra giả thuyết rằng, chính Sao Chổi đã bắt đầu sự sống trên Trái Đất.
Sao Chổi bay quanh Mặt Trời là những khối băng giá nguyên thủy từ những ngày đầu tiên của hệ Mặt Trời, cách đây 4,6 tỷ năm. Theo NASA, Sao Chổi giống như những quả cầu tuyết gồm đá lạnh, bụi và băng đóng băng xung quanh nó. Khi chúng bay qua các hành tinh và có thể xảy ra những cú va chạm. Có thể chính từ những va chạm này đã tạo nên một Trái Đất có bề mặt ẩm ướt.
Năm 2018, dữ liệu được thu thập bởi Đài quan sát địa tầng đối với thiên văn học hồng ngoại (SOFIA) của NASA đã tìm thấy lượng nước khổng lồ giống như đại dương trên núi Comet Wirtanen. Một số nghiên cứu hiện đã khiến các nhà thiên văn học tin rằng trong quá khứ Sao Chổi có thể thường xuyên đưa nước đến Trái Đất qua va chạm.
Darek Lis, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, cho biết: "Chúng tôi đã xác định được một hồ chứa nước giống như ở Trái Đất rộng lớn ở bên ngoài hệ Mặt Trời. Và nước chính là khởi nguyên của sự sống. Chúng tôi đang nghiên cứu, nước được hình thành như thế nào ở các hành tinh khác".
Hơn 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ trong nước gồm nước ở đại dương, biển, hồ và sông, sông băng đóng băng, tầng ngậm nước ngầm và nước trong lòng đất.
NASA cho biết, sức nóng đáng kinh ngạc của Mặt Trời làm cho các lớp bên ngoài của Sao Chổi tan chảy và bốc hơi, để lại phía sau những đám vân tinh cô cùng đẹp mắt. Các nhà khoa học dự đoán rằng nước trong các đại dương trên Trái Đất đến từ các vật thể mang nước như Sao Chổi trong hệ Mặt Trời sơ khai va chạm với Trái Đất