Tollagen được tìm thấy trong vảy cá có thể hấp thụ đủ bức xạ vi sóng để nhanh chóng tăng nhiệt độ. Điều này dẫn đến sự phân hủy nhiệt thúc đẩy quá trình tổng hợp CNO.
Cách tiếp cận mới không yêu cầu chất xúc tác phức tạp, điều kiện nghiêm ngặt, cũng như thời gian chờ đợi lâu (quá trình này chỉ mất 10 giây). Ngược lại, quá trình truyền thống để tổng hợp CNO vừa khó khăn, vừa để lại hậu quả tiêu cực là giải phóng các chất độc hại vào bầu khí quyển.
CNO có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt cực tốt, được ứng dụng trong y sinh, phân tích sinh học và điện tử (như sản xuất tấm nền tivi). Phó Giáo sư Takashi Shirai, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Các đặc tính quang học ổn định của các CNO thu được từ vảy cá có thể cho phép chúng tôi chế tạo các thiết bị LED và màng phát ra diện tích lớn. Trong tương lai, CNO sẽ được sử dụng để tạo tấm nền cho tivi QLED thế hệ tiếp theo”. Theo các chuyên gia, phương pháp mới sẽ giúp tăng tốc, giảm chi phí trong quá trình sản xuất và nhất là thân thiện với môi trường.