Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không?

J.D |

Dù ai cũng lo sợ nhiễm phải sán lợn, nhưng nếu biết các sự thật về loài vật này, bạn sẽ còn thấy "rùng mình" hơn nữa.

Những ngày gần đây, ai ai cũng đang lo sợ trước thông tin sán lợn xuất hiện khắp các vùng miền và tỉnh thành. Theo thống kê mới nhất, những ca nhiễm sán lợn đã xuất hiện trên ít nhất 55 tỉnh thành, gây hoang mang cực độ cho dư luận.

Nhưng hỏi thật nhớ, bạn có biết sán thực sự là con gì không? Hóa ra, có rất nhiều sự thật về sán mà dám chắc bạn chưa nghe bao giờ đâu.

1. Sán có "cái đầu bất trị"

Con người thích gọi những sinh vật có thân hình dài, mảnh là giun, bởi vậy mà đa số vẫn luôn coi giun sán là tên chung cho giống loài ký sinh này.

Nhưng kỳ thực thì chúng rất khác nhau. Giun - dù là ký sinh hay không thường có thân hình tròn, trong khi sán có thân dẹt. Và ngoài ra, cái đầu của sán có cấu tạo rất đặc biệt.

Cần biết rằng sán trưởng thành sống ký sinh trong ruột của động vật và người. Nhưng về cơ bản, đó không phải là môi trường sống lý tưởng. Nhu động ruột liên tục co bóp, đẩy thức ăn và chất thải đi, tạo ra chấn động không nhỏ. Vậy nên, sán đã tiến hóa để bám trụ được ở chốn kém bình yên đó.

Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không? - Ảnh 1.

Phía trên là cận cảnh cái đầu của một con sán lợn (Taenia solium) - loại sán đang khiến dư luận hoang mang. Đầu của chúng có một bộ phận gọi là giác hút, cho phép chúng gắn chặt vào thành ruột và tận hưởng chất dinh dưỡng. 

Một số loài sán khác có móc, một số thậm chí có cả hai. Chúng bám rất chắc, vì thế nếu không điều trị cẩn thận thì khó mà loại bỏ hết được.

2. Hình thể kinh dị: Hầu như toàn bộ cơ thể chính là sán con

Cơ thể của một con sán trưởng thành chỉ có đầu và một phần "cổ" là của nó. Phần thân còn lại là các phân đoạn ghép lại, mỗi phần lại chứa bộ phận sinh dục riêng.

Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không? - Ảnh 2.

Khi sán muốn... dài ra, nó sẽ bổ sung thêm một phân đoạn vào gần đầu, rồi đẩy các phần cũ xuống dần. Các phần này sẽ dần trưởng thành, đẻ trứng, đưa trứng vào ruột già và rồi lọt ra ngoài môi trường khi vật chủ... đi cầu.

3. Sán cần nhiều hơn 1 vật chủ

Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không? - Ảnh 3.

Không kể sán lợn, hầu hết các loài sán thông thường đều có vòng đời trải qua 2 - 3 vật chủ. Vật chủ đầu tiên nhiễm sán vì ăn phải trứng của chúng ngoài môi trường. Vật chủ tiếp theo nhiễm là do ăn phải thịt của vật chủ trước.

Ở mỗi vật chủ, sán sẽ phát triển lên một giai đoạn. Chúng chỉ hoàn toàn trưởng thành khi chạm đến vật chủ cuối cùng. Như với sán dây lợn, thì con người mới là vật chủ cuối cùng.

Tham khảo thêm Ai cũng lo sợ trước bệnh sán lợn hoành hành nhưng thực tế thì mức độ nguy hiểm của nó đến đâu?

4. Không chỉ lợn và người, nhiều loài khác cũng có sán

Sán kí sinh thực chất xuất hiện trên khắp thế giới động vật. Chó, mèo, chim, cá... đều có thể nhiễm sán. Linh cẩu, hươu, nai, sói... thậm chí cả côn trùng, bọ cánh cứng... cũng nhiễm sán được luôn.

Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không? - Ảnh 4.

5. Sán là loài "cổ" nhất thế giới

Sán không những phổ biến, mà còn là một trong những loài vật "cổ" nhất lịch sử. Theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta đã tìm thấy trứng sán trong mẫu phân hóa thạch của một con cá mập cổ đại từ 270 triệu năm trước.

6. Chúng có thể kiểm soát vật chủ

Sán sau khi ký sinh sẽ phải dựa vào vật chủ để có cái ăn. Nhưng một số loài sán không đơn giản là chờ đợi. Chúng bắt vật chủ phải làm theo ý của chúng.

Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật nhé: Bạn có biết sán lợn thực sự là gì không? - Ảnh 5.

Con cá kia là một vật chủ bị nhiễm sán

Chẳng hạn như sán Schistocephalus solidus, vòng đời chúng cần đến 3 vật chủ: đầu tiên là một loài giáp xác, rồi đến cá, rồi giai đoạn cuối cùng là chim. Khi ở trong cơ thể cá, chúng bắt vật chủ phải mò ra vùng nước ấm để có thể dễ phát triển hơn. Và khi đủ lớn, chúng sẽ khiến con cá lởn vởn gần mặt nước, để chim có thể dễ dàng tấn công.

Một ví dụ khác là Anomotaenia brevis - một loài sán dây ở kiến. Chúng sẽ bắt kiến phải di chuyển chậm hơn, để chim dễ dàng săn được mỗi khi đến giai đoạn phải chuyển vật chủ.

7. Có nhiều loài sán thực sự nguy hiểm

Khi lọt vào cơ thể người, ấu trùng sán bắt đầu phát triển và tìm cách tiến vào những vùng an toàn. Đôi khi chúng trốn trong các bó cơ, nhưng có lúc làm tổ ở trên não, khiến người bệnh bị đột quỵ.

Thậm chí năm 2013, đã có trường hợp bị ung thư vì nhiễm sán tại Columbia. Các bác sĩ khi đó phát hiện ra rất nhiều khối u trong cơ thể người này, nhưng lạ ở chỗ tế bào ung thư ấy lại quá nhỏ so với cơ thể người. Các xét nghiệm sau đó phát hiện ra người này cũng nhiễm cả sán, và các tế bào ung thư là do sán mang đến.

Dù vậy cũng đừng quá lo lắng. Chuyện sán mang đến ung thư là cực kỳ hiếm, rất khó có thể xảy ra.

Tham khảo: WHO, Mental Floss 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại