Samurai và kỵ sĩ thời Trung cổ: Ai mới là chiến binh mạnh nhất?

Hoa Hướng Dương |

Đều là những chiến binh thiện chiến trong thời đại của mình, liệu khi đối đầu, ai sẽ là người chiến thắng?

Hình tượng chiến binh Samurai của Nhật Bản hay kỵ sĩ thời Trung cổ có lẽ đã quá phổ biến trong văn hóa đại chúng, thế nhưng nếu đặt lên bàn cân những chiến binh này, liệu rằng ai mới là những chiến binh mạnh nhất?

Samurai và kỵ sĩ Trung Cổ: "Bên tám lạng, người nửa cân"

Hai tầng lớp chiến binh này có rất nhiều điểm chung như là tầng lớp ưu tú, được coi trọng là ở đẳng cấp cao hơn người dân và binh lính thông thường. Có nguồn gốc khá giống nhau và đều phục vụ cho lãnh chúa hay quý tộc giàu có.

Họ đều được huấn luyện để trở thành những chiến binh mạnh nhất trong thời đại của mình, được đào tạo, có kĩ năng chiến đấu tốt trên lưng ngựa và sử dụng vũ khí riêng.

Trong thực tế, Samurai và kỵ sĩ Trung Cổ chưa từng một lần chạm trán với nhau. Samurai đầu tiên được ghi nhận xuất hiện vào thế kỷ 12 và kết thúc vào năm 1876 (khi Thiên hoàng cấm các Samurai mang kiếm và họ không còn địa vị xã hội như trước).

Samurai và kỵ sĩ thời Trung cổ: Ai mới là chiến binh mạnh nhất? - Ảnh 1.

Samurai hay kỵ sĩ đều giỏi ngựa chiến. Ảnh Internet.

Các Samurai có địa vị cao và được xã hội kính trọng vì có học thức, giáo dục chứ không chỉ là lực lượng chiến binh chỉ biết hữu dũng vô mưu, họ được gọi là "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một".

Còn kỵ sĩ Trung Cổ xuất hiện từ sớm hơn trong thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ 5 tới thế kỷ 15 ở châu Âu) và còn kéo dài tới thời kỳ Hậu Trung Cổ.

Tuy có chung một khoảng thời gian cùng tồn tại, thế nhưng trong lịch sử, hai lực lượng này chưa từng giao tranh với nhau.

Nếu kỵ sĩ liên tục tham dự vào các cuộc Thập tự chinh (nhưng chỉ một lần chiến thắng) với quy mô rộng lớn thì các Samurai lại chủ yếu tham gia các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực trong nước do chính sách bế quan tỏa cảng khiến Nhật ít tiếp xúc với bên ngoài.

Chỉ có một số trận giao chiến với các thế lực bên ngoài như trận chiến giữa 10.000 võ sĩ Samurai với 40.000 quân xâm lược Mông Cổ khét tiếng cả trời Âu năm 1274 và chiến thắng cuối cùng thuộc về các Samurai.

Hay khi tướng Toyotomi Hideyoshi đẩy lùi quân xâm lược Trung Quốc và đưa đoàn quân 160.000 Samurai tiến đánh Triều Tiên, tuy nhiên lúc này ưu thế vũ khí mới là yếu tố quyết định chiến thắng của Nhật.

Tinh thần tử chiến

Nếu các Samurai luôn tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần võ sĩ đạo, sẵn sàng tử vì đạo thì các kỵ sĩ cũng không hề kém với những điều luật hiệp sĩ mà họ có thể sẵn sàng xả thân chứ không hề chạy trốn (điều này bị xem là sự hèn hạ, xỉ nhục).

Vậy nên về tinh thần chiến đấu, cả hai có lẽ ngang bằng nhau vì sẵn sàng tử chiến.

Samurai và kỵ sĩ thời Trung cổ: Ai mới là chiến binh mạnh nhất? - Ảnh 2.

Samurai sử dụng các thanh kiếm nhẹ, sắc bén và linh hoạt. Ảnh Internet.

Kỹ thuật cá nhân

Về thể hình, rõ ràng các kỵ sĩ châu Âu có ưu thế hơn rất nhiều so với người Nhật thời đó, tuy nhiên trên chiến trường yếu tố này không thật sự quyết định chiến thắng. Bởi vì trong thực tế, các cuộc Thập tự chinh diễn ra với người Hồi giáo hay Mông Cổ, kỵ sĩ châu Âu đều không chiến thắng được.

Các Samurai tuy nhỏ hơn nhưng lại nhanh nhẹn và kiếm thuật điêu luyện hơn so với các kỵ sĩ , vì họ thường mặc giáp trụ nặng nề, khiến độ linh hoạt kém.

Về kỹ thuật cưỡi ngựa, có thể nói cả 2 đều tương đương nhau về kỹ năng này vì các Samurai xuất thân từ chiến binh cưỡi ngựa bắn cung, còn kỵ sĩ thì hiển nhiên là các chiến binh trên lưng ngựa rồi!

Về vũ khí các Samurai sử dụng kiếm katana sắc bén, cùng với thanh kiếm ngắn hơn là wakizashi tạo thành bộ kiếm daisho. Các thanh kiếm sắc này đủ để phân đôi 1 người chỉ trong một nhát kiếm!

Trên lưng ngựa, các Samurai còn sử dụng cung nỏ và naginata, một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài 0.6 đến 1.2 mét gắn trên một trục gỗ dài 1.2 đến 1.5 mét giúp phòng ngự rất hiệu quả.

Các kỵ sĩ thì hầu như luôn chiến đấu trên lưng ngựa và sử dụng vũ khí là một cái thương và một thanh kiếm dài. Trong trận chiến với quân Mông Cổ vốn nổi tiếng về kỹ năng sử dụng ngựa như một phần thân thể.

Samurai và kỵ sĩ thời Trung cổ: Ai mới là chiến binh mạnh nhất? - Ảnh 3.

Samurai với thanh takana sắc bén. Ảnh Internet.

Các Samurai đã dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ nhằm khiến quân Mông Cổ mất đi ưu thế lẫn dùng cách cận chiến để tiêu diệt kẻ thù. Nếu đối mặt với kỵ binh Trung Cổ, một kịch bản tương tự có thể xảy ra.

Hơn nữa, những kỵ binh Trung Cổ vốn mạnh khi chiến đấu trên lưng ngựa sẽ tỏ ra chậm chạp vì bộ áo giáp nặng nề khi cận chiến giáp lá cà trên mặt đất với những Samurai điêu luyện, nhanh nhẹn kiếm thuật.

Thanh kiếm takana rất mỏng, có thể lách nhanh qua các khe hở của giáp trụ và cắt gân ngay tại các khớp, điều này khiến các kỵ sĩ dù được trang bị giáp sắt toàn thân cũng không thể tránh khỏi nguy cơ mất máu khi cận chiến.

Samurai và kỵ sĩ thời Trung cổ: Ai mới là chiến binh mạnh nhất? - Ảnh 4.

Samurai sẽ ưu thế hơn vì kỹ thuật đa dạng khi cận chiến. Ảnh Internet.

Kỹ thuật đa dạng như dùng cung, giáp là cà trên mặt đất chính là thế mạnh của Samurai so với cách đánh của kỵ sĩ Trung Cổ. Hơn nữa cách đánh theo đội hình ngựa của kỵ sĩ cũng là hạn chế so với cách đánh linh hoạt, cá nhân của Samurai.

Phải nói thêm rằng, theo thông lệ các kỵ sĩ không được phép dùng cung nỏ vì theo họ người quân tử phải tiến đến nhau, mặt đối mặt và bắn từ xa là trò hèn hạ, chỉ dành cho các tầng lớp thấp kém.

Do đó, khi chiến đấu trên lưng ngựa có hội chiến thắng giữa kỵ sĩ và Samurai là ngang nhau, nhưng nếu phải cận chiến trên mặt đất, Samurai có lẽ sẽ nhỉnh hơn kỵ sĩ.

Nguồn: Thearma.org

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại