Trong lịch sử kiếm đạo Nhật Bản, Miyamoto Musashi được biết tới là một kiếm sĩ bậc thầy hàng đầu. Sở hữu những danh hiệu như "kiếm thánh", "độc cô cầu bại", ông cũng là samurai duy nhất chưa từng để thua bất kỳ một trận đấu nào.
Ngày nay, những giai thoại thể hiện tư tưởng và quan điểm của Miyamoto Musashi vẫn được truyền lưu và nhận được nhiều sự tán thưởng từ hậu thế. Câu chuyện về chìa khóa thành công dưới đây cũng là một trong số đó.
Câu chuyện về cách truyền dạy đặc biệt của "Kiếm Thánh" số 1 Nhật Bản
Hình minh họa: Nguồn Internet.
Năm xưa, Miyamoto Musashi từng thu nhận một đệ tử trẻ tuổi để truyền dạy kiếm pháp. Có lần, người môn đệ này hỏi ông một câu:
"Sư phụ, nếu con cố gắng học tập thì phải mất bao nhiêu năm mới trở thành bậc thầy kiếm đạo?".
Miyamoto Musashi nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi đáp:
"Có lẽ là cả cuộc đời của con".
Người đệ tử trẻ tuổi nghe vậy không khỏi nóng vội, liền nài nỉ:
"Con không thể chờ lâu như vậy được. Chỉ cần sư phụ chịu hết lòng truyền dạy cho con, con nhất định sẽ không ngại gian khổ để học tập thành tài. Nếu như người dốc lòng truyền dạy như vậy thì con phải học mất bao lâu ạ?".
Vị "kiếm thánh" nghe vậy, liền hòa hoãn đáp:
"Nếu như vậy thì chắc cũng mất khoảng 10 năm".
Người học trò không cam lòng, tiếp tục nói:
"Cha con tuổi tác đã lớn rồi, không lâu nữa con sẽ phải chăm sóc cho cha. Nếu như con càng cần mẫn chịu khổ mà tu luyện thì sẽ mất bao lâu ạ?".
"Ừ, vậy có lẽ khoảng tầm 30 năm" – Miyamoto Musashi trả lời.
Người đồ đệ trẻ tuổi nghe vậy không khỏi tròn mắt, vội vã nói:
"Sao lại như vậy? Trước đó thầy còn nói chỉ mất khoảng 10 năm, sao bây giờ lại thành 30 năm rồi…".
Vị "Kiếm thánh" từ tốn:
"Ừ. Vậy nhưng chí ít con cũng phải mất 7 năm khổ luyện cùng ta. Nếu con muốn nhanh chóng thành tài trong thời gian gấp gáp như vậy sẽ chỉ là dục tốc bất đạt mà thôi".
"Thôi được, con đồng ý với người ạ!" – Người học trò có điểm không cam lòng nhưng vẫn gật đầu đáp ứng.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Kể từ đó, Miyamoto Musashi đã huấn luyện cho môn đồ của mình bằng một phương pháp rất đặc biệt: Ông không cho phép người đệ tử ấy bàn luận về kiếm thuật, thậm chí còn không được phép chạm vào kiếm.
Công việc hằng ngày của cậu chỉ xoay quay nấu cơm, rửa bát, chăm sóc vườn hoa… Cuộc sống tách biệt khỏi kiếm đạo ấy cứ lẳng lặng tiếp diễn trong vòng ba năm.
Cho tới một ngày, Miyamoto lặng lẽ tiến đến phía sau lưng của người học trò, dùng kiếm gỗ đánh cho cậu một cái đau điếng. Ngày tiếp theo, khi người đồ đệ đang cặm cụi nấu cơm, ông lại tiếp tục tập kích bất ngờ một lần nữa.
Từ hôm đó trở đi, bất luận là ban ngày hay ban đêm, bất kể đang phải làm việc gì, người đồ đệ luôn phải căng thẳng tìm cách đối phó với những đường kiếm bất ngờ từ sư phụ. Cứ như vậy, cậu đã dành toàn bộ thời gian và sự chú ý của mình vào kiếm đạo từ lúc nào không hay.
Không lâu sau đó, người đồ đệ ấy rốt cục cũng hiểu được đạo lý mà Miyamoto muốn truyền dạy. Sau này, cậu học trò ấy rốt cục cũng có thể khiến cho sư phụ của mình nở nụ cười đắc ý khi đã trở thành một kiếm sĩ có tiếng thời bấy giờ…
Bài học về mấu chốt quyết định thành bại cảnh tỉnh nhiều người đang sống vội, sống gấp
Hình minh họa: Nguồn Internet.
Người được mệnh danh là"thủy tổ" của thành công - Napoleon Hill - đã từng nói: "Một người có thể thành công hay không, mấu chốt nằm ở tâm thái của họ".
Thứ tạo nên kết quả khác biết của mỗi người không nằm ở việc họ tiến nhanh hay bước chậm, cũng không hẳn phụ thuộc vào việc họ thông minh hay kém hiểu, mà thực chất được quyết định bởi tâm thái.
Điểm khác nhau giữa người thành công và người thất bại nằm ở chỗ, người thành công có được tâm thái tích cực và từ tốn, còn người thất bại thì thường mang trong mình tâm lý tiêu cực và vội vàng rút lui mỗi khi đối diện với bất kỳ một khó khăn nào trong cuộc đời.
Sẽ không hề quá lời nếu nhận định rằng, "ký hiệu" của một người thành công chính là sự lạc quan và thái độ bình tĩnh hiện diện ở họ. Khi đã trở nên bình thản và vui vẻ đối diện với tất cả mọi phiền não, khó khăn cũng đồng nghĩa với việc ta đã nắm chắc trong tay 50% cơ hội chiến thắng.
Tới một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả chúng ta đang ngày ngày phải đối mặt với một sự thật kỳ lạ: Trên thế giới này, số người thành công trác tuyệt thì ít, còn người thất bại thảm hại thì rất nhiều.
Nhóm nhỏ những người thành công thường có được một cuộc sống phong phú, tự tại, bình thản, còn số đông những người thất bại dù có vội vã phấn đấu tới đâu thì vẫn thường trải qua vô vàn khó khăn, đau khổ.
Vì sao số người thất bại lại chiếm số đông trong cuộc sống của chúng ta? Bởi mỗi khi đối mặt với khó khăn, trắc trở, họ vẫn luôn vội vàng, hấp tấp, sau cùng thường lựa chọn rút lui bằng những câu tự nhủ đầy thoái chí:
"Mình không làm được đâu!"
"Mình lên lùi bước để giữ an toàn thì hơn".
Thế nhưng ít ai thực sự nhìn ra được rằng, kết quả của bước đi thụt lùi ấy không đổi lấy cho họ sự an toàn mà chỉ đẩy họ rơi vào vực thẳm thất bại.
Ngược lại, nhóm những người thành công vốn là số ít giữ được thái độ bình tĩnh và tâm tính tích cực, họ luôn tự nhủ với bản thân mình bằng những câu chữ mang đầy sự động viên:
"Mình chắc chắn sẽ làm được!".
"Đừng lo, nhất định sẽ có biện pháp giải quyết mà!".
Chính thái độ bình thản cùng những khích lệ mang tính tích cực ấy đã đem tới cho họ sự xông xáo, dũng cảm. Và chỉ khi tự mình bước đi một cách từ tốn trên những con đường mà hầu như ai nấy đều vội vã, họ mới có thể nhìn ra những thứ ít ai nhìn thấy, để rồi cuối cùng khắc ghi tên mình trên những đỉnh cao danh vọng mà không mấy ai có thể chạm tới.
Cổ nhân có câu "dục tốc bất đạt", phàm là việc gì càng quan trọng, càng phải giữ cho mình tâm tính bình hòa và thái độ tích cực. Người làm được điều này mới có thể xem là đã nắm giữ trong tay mấu chốt tạo nên sự thành công.
*Dịch từ báo nước ngoài