Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc là yếu tố dự báo lớn nhất cho những thành công trong tương lai.
Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ càng có năng lực về mặt cảm xúc, tinh thần và xã hội, chúng càng có nhiều khả năng đỗ đại học và ổn định công việc ở tuổi 25.
Trẻ em có điểm số về kĩ năng xã hội và cảm xúc thấp có nguy cơ bỏ học, gặp phải các vấn đề pháp lý và vấn đề lạm dụng chất gây nghiện cao.
Tuy nhiên để đánh giá một đứa trẻ có đủ các kĩ năng cảm xúc tốt để thành công không chỉ dựa vào việc chúng vào đại học.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc năm 2015 với 1.502 sinh viên đại học cho thấy 60% sinh viên năm thứ nhất cảm thấy không sẵn sàng cho việc học dẫn đến khả năng có thái độ học tập tiêu cực và đạt kết quả học tập không như mong muốn.
Sử dụng một vài chiến lược đơn giản, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện cho con mình có tinh thần, cảm xúc, kĩ năng xã hội tốt.
Dưới đây là một số điều cơ bản cha mẹ thông minh làm để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, mạnh mẽ về tinh thần:
Tôn trọng cảm xúc của con
Trẻ con thường phản ứng theo cảm xúc bản năng, đôi khi không phù hợp với hoàn cảnh.
Trong trường hợp này, đa số cha mẹ sẽ nói "Bình tĩnh, có gì đâu mà chán!" hay " không sao, mọi chuyện rồi sẽ ổn!" để chấm dứt những cảm xúc đó, nhưng điều đó có thật sự đúng đắn?
"Không" - câu trả lời có thể khiến nhiều bậc phụ huynh hơi ngỡ ngàng nhưng hành động đó là sai lầm gây những mâu thuẫn, bất đồng cho trẻ.
Cảm xúc của trẻ - bất kể chúng có mạnh mẽ, kịch liệt như thế nào - là có thật.
Cha mẹ thông minh dạy cho trẻ rằng cảm xúc của chúng là chuyện bình thường và quan trọng là việc chúng nên làm gì với cảm xúc lúc đó.
Những câu đại loại như: "Con cứ tức giận nếu thấy không thoải mái, nhưng vì tức giận mà đánh em mình là điều thật sự không nên" sẽ rất cần thiết trong hoàn cảnh này.
Dạy con điều khiển cảm xúc của bản thân
Người lớn phải luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp. Bạn có thể đưa ra lời gợi ý cho con mình cách để làm tâm trạng tốt hơn.
Cha mẹ thành công không chịu trách nhiệm cho cảm xúc của con cái họ.
Thay vì dùng cách này cách khác hạ hỏa cho con khi con tức giận hoặc cố làm con vui lên mỗi khi chúng buồn, họ đưa cho con cái họ những công cụ cần thiết để trẻ không phụ thuộc vào bạn trong việc điều chỉnh tâm trạng của mình.
Người lớn phải luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp. Bạn có thể đưa ra lời gợi ý cho con mình cách để làm tâm trạng tốt hơn.
Tô màu có thể là một cách tốt để trẻ đối phó với cảm giác tiêu cực hoặc lắng nghe một bản nhạc cũng không phải là một phương án tồi.
Để trẻ được phạm sai lầm
Để trẻ phạm sai lầm không có nghĩa là dung túng cho trẻ. Mặc dù thật khó khi để yên cho một đứa trẻ mắc lỗi nhưng cha mẹ thông minh sẽ biến sai lầm thành cơ hội dạy dỗ con cái mình.
Trong cuộc sống, đôi khi sai lầm và những hậu quả nó mang lại có thể là người thầy vĩ đại nhất của cuộc đời. Bạn hãy để con biết rằng sai lầm là một phần của quá trình học tập để con không cảm thấy xấu hổ hay lúng túng khi làm sai.
Cho dù một đứa trẻ quên đóng nắp chai nước của mình, hoặc nó đợi đến phút cuối mới thực hiện dự án hội chợ khoa học của mình, cha mẹ thông minh không làm thay con những việc đó mà họ giúp con mình học cách làm tốt hơn trong tương lai.
Hãy cho phép trẻ trải nghiệm các hậu quả tự nhiên khi ở trong điều kiện an toàn và trò chuyện với con cách tránh những sai lầm tương tự.
Cho phép con cảm thấy không thoải mái
Mặc dù cha mẹ có thể giúp đỡ bất cứ khi nào thấy con phải vật lộn xoay xở, việc giải cứu con khỏi những tình huống khó khăn sẽ làm cho con có cảm giác rằng con thật vô dụng.
Hãy để con được thua, cho phép con thấy buồn và nhắc nhở con cần có trách nhiệm ngay cả khi con không muốn.
Cha mẹ thông minh cho con cơ hội thực hành các kỹ năng của mình bằng cách cho phép chúng cảm thấy không thoải mái.
Điều đó không có nghĩa là đặt chúng trong hoàn cảnh khắc nghiệt chỉ để làm cho chúng khó chịu mà đôi khi để cho trẻ cảm thấy buồn chán, thất vọng.
Mặc dù cha mẹ có thể giúp đỡ bất cứ khi nào thấy con phải vật lộn xoay xở, việc giải cứu con khỏi những tình huống khó khăn sẽ làm cho con có cảm giác rằng con thật vô dụng.
Hãy để con được thua, cho phép con thấy buồn và nhắc nhở con cần có trách nhiệm ngay cả khi con không muốn. Khi được hỗ trợ và hướng dẫn, những lần phải tự xoay xở như vậy có thể giúp nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ.