Sạc điện thoại bị nóng là tình trạng nhiều người thường gặp. Vậy sạc điện thoại bị nóng có sao không? Cách khắc phục tình trạng này thế nào?
Sạc điện thoại bị nóng có sao không?
Theo các chuyên gia công nghệ, nhiệt độ điện thoại khi sạc tiêu chuẩn thường không vượt quá 45 độ C. Tuy nhiên, ít người dùng để ý điện thoại sẽ bắt đầu nóng lên từ khi khởi động và trong suốt quá trình sử dụng cũng như sạc pin. Việc điện thoại bị nóng khi sạc chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định tới thiết bị.
Tuy nhiên đây là vấn đề không thể tránh khỏi khi sạc pin. Điều người dùng có thể làm chính hạn chế nhiệt độ điện thoại khi sạc pin tăng quá cao, vượt ngưỡng cho phép để không bị ảnh hưởng tuổi thọ pin cũng như các linh kiện của máy. Nhiệt độ sạc pin tăng cao quá thậm chí có thể gây cháy nổ thiết bị khi nhiệt độ tăng quá cao.
Điện thoại bị nóng khi sạc gây nguy cơ gì?
Các chuyên gia cho biết, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong số những dấu hiệu cảnh báo này trên bộ sạc hoặc cáp sạc, bạn cần ngừng sử dụng bộ sạc hoặc cáp ngay lập tức và thay thế nó. Nếu có bộ sạc bị lỗi, người dùng có thể thử liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà sản xuất để được thay thế.
Dấu hiệu nóng chảy có thể được nhìn thấy ở bộ sạc hoặc cáp sạc
Bộ sạc có mùi bất thường, chẳng hạn như mùi khói hoặc nhựa nóng chảy.
Vết cháy (đen hoặc nâu) trên bộ sạc, cáp hoặc ổ cắm nơi bộ sạc được cắm vào.
Một lượng nhiệt đột ngột mới hoặc bất thường.
Nứt vỡ hoặc hư hỏng vật lý với cáp hoặc bộ sạc.
Ngoài ra, hãy nhớ sạc điện thoại cách xa bất cứ thứ gì dễ cháy. Điều đó phù hợp với bất kỳ bộ sạc nào, ngay cả một bộ sạc đang hoạt động tốt.
Cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng khi đang sạc
Dưới đây là một vài biện pháp đơn giản giúp khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng khi đang sạc:
Tháo ốp lưng điện thoại: Ốp lưng là phụ kiện quan trọng để bảo vệ điện thoại của bạn an toàn trước các va đập. Tuy nhiên, ốp lưng cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến điện thoại bị nóng lên nhanh hơn khi sạc pin. Phụ kiện này cản trở nhiệt độ giải phóng ra bên ngoài, vì vậy bạn có thể tháo nó ra trong lúc sạc.
Kiểm tra bộ sạc: Nếu bạn nhận thấy dây cáp sạc hoặc bộ sạc bị hư hỏng (đứt gãy, móp méo), bạn sẽ cần phải thay chúng. Khi phải sạc pin với dòng điện không ổn định, điện thoại của bạn có thể gặp phải hiện tượng quá nhiệt. Trong một số trường hợp, sạc hoặc cáp sạc bị hỏng còn có thể làm hư hại các mạch điện bên trong thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các bộ sạc và dây cáp chính hãng hoặc có chứng nhận tương thích với điện thoại của bạn.
Đảm bảo môi trường sạc lý tưởng: Nếu có thể, bạn hãy đảm bảo điện thoại của mình được sạc pin trong môi trường mát mẻ và ít ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ làm thiết bị quá nóng trong khi sạc. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyên bạn nên sạc điện thoại trong điều kiện phòng.
Không vừa sạc vừa dùng điện thoại: Người dùng cần hạn chế tối đa việc vừa sạc vừa dùng điện thoại. Việc chạy các tác vụ năng hoặc chơi game khi sạc pin càng làm nhiệt độ máy tăng nhanh chóng hơn.
Tắt các kết nối không dây hoặc ứng dụng không cần thiết: Khi sạc điện thoại, người dùng nên ngắt kết nối không dây không cần thiết như 3G/4G, Wifi, chia sẻ vị trí, Bluetooth,... Đồng thời xóa hết những dữ liệu của ứng dụng đã và đang chạy trước đó hoặc chuyển sang điện thoại sang chế độ máy bay. Việc này sẽ giúp điện thoại tiết kiệm năng lượng và không bị nóng lên khi sạc, quá trình sạc pin cũng nhanh đầy hơn.
Sử dụng bộ sạc chính hãng: Tùy từng thiết bị điện thoại sẽ được nhà sản xuất trang bị bộ sạc tiêu chuẩn đi kèm để đảm bảo hiệu suất sử dụng. Do vậy, việc sử dụng bộ sạc chính hãng không chỉ đem đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất mà còn đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị quá nhiệt khi sạc điện thoại.
Sạc điện thoại bị nóng có sao không là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu như không xử lý kịp thời có thể gây ra những tình trạng đáng tiếc. Nếu điện thoại của bạn gặp tình trạng bị nóng khi đang sạc thì hãy xử lý ngay nhé.