Các loại đạn mới của tên S-300, S-400… không phổ biến rộng rãi ở Nga, chúng không đủ để bảo vệ toàn bộ không phận của đất nước ngay lập tức.
Đó là phân tích của ông Phó chủ tịch Lockheed Martin Orlando Carvalho phát biểu tại Triển lãm Không gian Quốc tế (Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ). Ông cũng nói về vũ khí siêu thanh Hypersonic, cũng như cách Nga sẽ đáp ứng với sự phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ.
SR-71-thời oanh liệt
"Chim đen" SR-71 là máy bay do thám tầm cao, tốc độ nhanh, do đội Skunk Works thuộc tập đoàn Lockheed của Mỹ phát triển vào giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. SR-71 dài 32,74 m và cao 5,64 m, trọng lượng không tải là 30.600 kg.
Tốc độ của SR-71 đạt Mach 3 (tương đương 3.700 km/h). Đây là loại máy bay được thiết kế với hệ thống tiếp liệu trên không. Ngoài ra, khung máy bay được cấu tạo từ titanium và sơn màu (gần như đen), giúp tăng thải nhiệt từ bên trong, đồng thời nhằm mục đích ngụy trang.
SR-71 Blackbird, bị rút khỏi tuyến phục vụ vào năm 1998. Nguyên do từ cuối những năm 60 và cho đến đầu thập niên 80, Liên Xô đã không ngăn được "thám tử" này đã liên tục theo dõi biên giới của đất nước ở Viễn Đông và bán đảo Kola.
Tên lửa S-75 và S-200 của Liên Xô có khả năng đánh chặn "có giới hạn" với SR-71. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba MiG-25 về nguyên tắc không bay đuổi kịp SR-71. Thời gian giữ chậm giữa radar của Liên Xô và MiG-25 "dài" hơn thời gian mà SR-71 trinh sát biên giới Liên Xô.
SR-72 hứa hẹn sẽ là ứng viên thay thế hoàn hảo cho huyền thoại SR-71
Việc chặn đứng nó chỉ có thể thực hiện khi tiêm kích Liên Xô tiếp cận của máy bay này vài chục km, ở tư thế chặn ngang, đuổi thì không kịp.
Tình hình đã thay đổi, sau khi tiêm kích đánh chặn của Liên Xô-MiG-31 thế hệ thứ nhất, trang bị tên lửa không đối không dẫn đường có tốc độ bay tối đa khoảng 5.000 km/h. MiG-31 đã nghênh cản SR-71 nhiều lần ngoài biên giới Liên Xô, cuối những năm 1980 Mỹ buộc đóng băng chương trình này.
Sự xuất hiện của hệ thống phòng không S-300 khiến các chuyến bay trinh sát SR-71 trên lãnh thổ nước này trở nên cực kỳ nguy hiểm.
SR-72 - Hậu duệ "Chim đen" và triển vọng
Theo Aviation Week, quân đội Hoa Kỳ đã trải nghiệm một mẫu thử nghiệm máy bay không người lái vào cuối tháng 7-2017. Các cuộc kiểm tra đã được tổ chức tại sân bay của Palmdale (Mỹ), nơi đặt trụ sở chính của nhóm Skunk Works (Lockheed Martin).
Chiếc máy bay siêu âm tiềm năng này có thể đạt tốc độ lên đến con số 6 Mach (gần bảy nghìn kilômét mỗi giờ). Nó có tên SR-72.
Tốc độ và độ cao của nó không cho phép kẻ thù đánh chặn. Một bản sao làm việc đầy đủ của SR-72 dự kiến sẽ được sản xuất trước cuối năm 2020 và sự phát triển của phiên bản có người lái sẽ không bị loại trừ.
SR-72 phản ứng rất nhanh, tới mức kẻ thù không có thời gian đối phó hay lẩn trốn, hãng Lockheed Martin cho biết. SR-72 có thể đi từ New York tới London trong vòng chưa đầy 1h.
Ngoài khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh nhiều lần, SR-72 còn được trang bị vũ khí.
"Với SR-71, kẻ thù còn có thời gian biết máy bay đang tới, song với SR-72 - bay 5.800km/h, kẻ thù sẽ không có thời gian để phản ứng", ông Orlando Carvalho nói. "Các hệ thống SAM hiện đại của Nga có khả năng đánh chặn SR-72, nhưng ở độ cao chỉ lên đến 50 km".
Tuy nhiên, điều này không phải là điều quan trọng nhất. Lockheed Martin cho phép đặt các đầu đạn siêu âm vào SR-72 với đặc tính tốc độ cực nhanh và khu vực tán xạ nhỏ hiệu quả. Khó có thể đánh chặn. Hiện Nga không có vũ khí nào đủ năng lực chống lại vũ khí như vậy.
Hai tình thế có thể là: Thứ nhất, SR-72 sẽ được cung cấp vào năm 2020. Thứ hai, Nga có thời gian để hoàn thiện máy bay siêu thanh Hypersonic vào đầu thập kỷ tới.
Vũ khí Hypersonic áp dụng các công nghệ và phương pháp kiểm soát mới nhất để có được lợi thế với SR-72. Và khi đó Nga đã có thêm hệ thống phòng không S-500 với đạn tiên tiến, bắn cao, tốc độ lớn.
Hiện nay, tên lửa siêu thanh Nga đang được thử nghiệm cho máy bay ném bom Tu-22M siêu âm.
Cũng tại Nga, một tên lửa hành trình chống tàu "Zirkon-S" đang được chế tạo, có thể phóng từ các thiết bị phóng "giống" như tên lửa Kalibr và Onyx. "Zirkon-S" có khả năng tăng tốc độ lên đến con số 8 Mach, độc cao lên đến 400 km.
Tiêm kích MiG-31.
Nhưng…
SR-72 của Mỹ chắc sẽ ra mắt 2018, sau đó, trước hết làm nhiệm vụ trinh sát năm 2020. Thực ra thời gian chỉ vỏn vẹn 2 năm nữa. Khi đó Nga đã có S-500 hoàn thiện chưa? Còn Hypersonic của Nga chắc chắn sẽ chậm sau Mỹ.
Bằng cớ, Tại Hoa Kỳ, các sáng kiến của PGS (Prompt Global Strike) kỳ vọng tấn công bất kỳ điểm nào của hành tinh trong vòng không quá một giờ.
Trong đó lửa hành trình siêu nhanh X-51A Waverider được phát triển với tốc độ bay từ 7 đến 8 Mach, tầm xa khoảng 2.000 km, chiều cao lên tới 30 km. Để bảo vệ nhiệt sinh ra từ cọ sát của tên lửa, nó được sử dụng lớp phủ vonfram, phần dưới bảo vệ bằng các tấm gốm.
Chỉ riêng vấn đề nhiệt độ cao đã cản trở rất lớn. Người Nga, người Mỹ cũng đều biết rõ: Tại 400 K, sức mạnh của duralumin giảm đáng kể, ở 500 K sự phân hủy hóa học của chất lỏng thủy lực trong hệ thống thủy lực và sự hủy hoại cup-ben xảy ra, ở 800 K ngay cả các hợp kim titan mất đi tính chất cơ lý cần thiết, ở nhiệt độ trên 900 K nhôm và magiê tan chảy và thép mềm.
Sự gia tăng nhiệt độ cũng dẫn đến sự phá hủy của lớp phủ, trong đó mạ niken chỉ chịu đến 650 K, và mạ bạc lên đến 720 K.
Thế nhưng Mỹ đã vượt qua vấn đề vỏ, và vật liệu chịu nhiệt, thế nên diện tích tán xạ hiệu quả của X-51A Waverider chỉ là 0,01 mét vuông. Giá trị này đủ tiêu tan bức xạ điện từ, rất khó phát hiện.
Dự kiến X-51A Waverider sẽ phóng từ máy bay chiến lược, vũ khí sẽ được sản xuất loạt vào năm 2020.
Đồ họa máy bay trinh sát SR-72
Vậy thì khi đó Nga đã có gì để đối chọi?
Vị chuyên gia của Chủ tịch Uỷ ban Công nghiệp Quân sự thuộc Chính phủ Liên bang Nga Viktor Murakhovsky (cách đây 3 năm), cho biết: Con đường công nghệ phát triển vũ khí tốc độ cao ở tất cả các nước là như nhau, bởi vì nguyên tắc vật lý, không phụ thuộc vào địa lý và chế độ xã hội.
Ở đây, vấn đề then chốt là ai sẽ vượt qua được những khó khăn khoa học và công nghệ nhanh hơn ?.
Ai sẽ tạo ra vật liệu chống ăn mòn mới, nhiên liệu năng lượng cao, vật liệu giảm nhiệt nhanh…điều đó phụ thuộc nhiều vào tài năng, ý tưởng độc đáo của các nhà phát triển.
Điều này Nga còn khó khăn, rõ trước hết về kinh phí.
MiG-31 Nga tập trận nhào lộn, hạ cánh khẩn cấp với một động cơ