Không dễ gì đã hơn 3 tuần, kể từ khi Nga tuyên bố chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria thì Israel vốn kiêu ngạo phải nằm yên và mới đây 8/10, 4 chiếc F-16 bay đến biên giới không phận Syria đã phải quay ngoắt trở lại.
Đừng dại đem búa đi thử kính, bởi khi kính đã vỡ thì không lành lại được bao giờ.
1. Đòn "cược S-300"
Nhãn mác "S-300" là loại vũ khí sản xuất từ thời Liên Xô và có lẽ không quá bí mật với Mỹ, Israel vì Mỹ đã từng mua gọn S-300 từ thời ông Elsin làm tổng thống Nga với giá 140 triệu USD/tổ hợp, nhưng điều thú vị trong cuộc chơi cân não này là Nga vẫn dám "đặt cược S-300"…
Rõ ràng, bằng những tuyên bố mạnh mẽ với Israel khi chuyển giao S-300 cho Syria, như S-300 sẽ cắt cánh không quân Israel, S-300 sẽ làm cho những "cái đầu nóng" nguội lại… đặc biệt S-300 sẽ nhìn rõ các máy bay tàng hình của đối phương (F-22, F-35) thì chứng tỏ Nga thách thức Israel bởi S-300.
Một câu hỏi mở ra là tại sao Nga lại đặt cược vào S-300 tức thách thức không quân Isarel?
Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300 đã được chuyển giao cho Syria. Ảnh minh họa.
Trước hết, S-300 của Nga khác với S-300 của Liên Xô, đặc biệt, hãy chú ý về 3 bước thực hiện chuyển giao S-300 của BQP Nga cho Syria mà theo đó S-300 được kết nối vào hệ thống chỉ huy, quản lý thống nhất trong hệ thống phòng không của Nga tại Syria.
Mặt khác, như Nga thông tin, người Syria sử dụng S-300 phải ít nhất 3-12 tháng nữa, do đó hiện tại sử dụng nó là người Nga hoặc có cố vấn Nga trong S-300 Syria. Có nghĩa là Nga sẽ tấn công ai đó bằng S-300, nhưng về mặt pháp lý thì người Syria chịu trách nhiệm.
Và cuối cùng, cửa hy vọng nhất để Israel diệt được S-300 là sử dụng F-35, cho nên, nếu S-300 tại Syria bị F-35 Isarel vượt mặt hoặc bị đánh sập thì có nghĩa hệ thống phòng không S-300 của Nga bị sụp đổ, uy tín chính trị, quân sự, kinh tế của Nga bị tổn thương nặng nề.
Chính vì lẽ đó, Nga sẽ sử dụng tất cả mọi phương tiện hiện đại nhất hiện có trong tay, các biện pháp tác chiến hiệp đồng để hỗ trợ cho S-300 giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với không quân Isarel chủ yếu là tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 nếu Mỹ tiếp tay.
Nếu S-300 yếu thế, Nga vẫn còn 2 con bài S-400, S-500 để tung ra tiếp tục cuộc chơi.
Tuy nhiên, nếu tình huống xấu nhất xảy ra là F-35 và F-22 vượt qua được S-300, tức người Mỹ và Israel bỏ qua tuyên bố của Nga thì S-300 coi như là đồ bỏ, Nga không hết vốn, họ còn 2 con bài S-400, S-500 để tung ra tiếp tục cuộc chơi.
Trong khi đó, nếu F-35, F-22 bị thất bại khi đối đầu với S-300 thì Mỹ, Israel coi như là thất bại ngay từ vòng loại, họ sẽ hết vốn, hết cơ hội, lực lượng để tiếp tục cuộc chơi.
Như vậy, trong cuộc chơi này, Nga đặt cược S-300 mà nếu thất bại vẫn còn cửa đi tiếp, còn Mỹ có dám đặt cược, "tố" với Nga bằng F-35 (cho phép Isarel sử dụng) và F-22 hay không là một vấn đề lớn bởi nếu bại thì thảm họa.
Chính sự nhạy cảm của việc đưa F-22 và F-35 vào thực chiến trên chiến trường Syria với Nga của Mỹ-Israel đã được Bộ Tổng hành dinh Nga khai thác triệt để trong ý đồ chiến thuật tiếp theo…
2. Con mồi nhử S-300
Có thể nói, giới phân tíc quân sự đã bình luận không sai, rằng việc Nga đưa S-300 sang Syria, chuyển giao cho quân đội Syria nếu như Israel bị áp lực 1 thì Mỹ bị áp lực 10, là vấn đề lớn với Mỹ hơn là Israel.
S-300 Syria chỉ là một con mồi nhữ hay chỉ là cái bẫy để sập F-35 và thậm chí F22 Rastor nếu như Mỹ nhảy vào là một trong những ý đồ chiến thuật của Nga thú vị, hiểm hóc, cân não nhất…
Người Nga thừa biết, muốn vượt qua được S-300 thì Israel chỉ còn cửa hy vọng duy nhất là sử dụng F-35I tàng hình mà Isarel cho là loại máy bay tốt nhất thế giới của họ khi đã cải tiến, thay đổi thiết bị điện tử trên F-35 bằng của riêng mình.
Và, do đó, đừng có ai nghi ngờ rằng tại sao Nga chuyển sang Syria cả S-400 hay thậm chí cả tiêm kích tàng hình Su-57, và các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất… Đương nhiên, Nga đã bày ra thế trận sẵn để chờ đón F-35 và F-22 của Mỹ…
F22 và F-35 là loại máy bay chiến đấu tương lai của Mỹ, chương trình sản xuất, thương mại, của F-35 đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Mỹ lo cho khả năng tồn tại của F-35 đến mức mới chỉ dám cho loại máy bay này lần đầu duy nhất tác chiến ở tại… chiến trường Afghanistan.
Ngay từ năm 2017, Israel muốn sử dụng loại máy bay này nhưng Mỹ cấm sử dụng, Syria đâu phải là Afghanistan. Và, bây giờ, trong tình huống hiện nay khi Syria có S-300 thì Mỹ càng quan tâm hơn trước việc Israel muốn tung F-35 ra để hủy diệt S-300, vì lo sợ 2 điều xảy ra:
1. Mỹ sợ rằng các hệ thống tác chiến địa tử (EW) của Nga sẽ có thể tấn công máy bay chiến đấu này và tìm hiểu bí mật của nó, điều này sẽ gây nguy hiểm cho tất cả các máy bay chiến đấu trong tương lai.
2. Chẳng may F-35 bị bắn rơi tại lãnh thổ Syria thì không chỉ bị Nga sẽ nắm được kỹ thuật F-35 mà nguy hại hơn là chương trình F-35 bị sụp đổ, Mỹ sẽ thiệt hại hàng ngàn tỷ USD. Chẳng phải Nga đã từng gửi "giấy báo tử Tomahawk" về các nhà sản xuất tên lửa Mỹ rồi đó sao.
Bởi hơn ai hết, giới tinh hoa quân sự Mỹ thừa hiểu, F-35 không chỉ đối đầu với S-300 mà cả S-400 cùng với các phương tiện khác của Nga như Su-35, Su-57…mà cuối cùng báo công dành cho S-300, cho nên, phần thắng cho F-35 là rất thấp.
Nếu F-35 bị bắn hạ thì có nghĩa là bởi S-300, người Nga đã nhân F-22, F-35 của Mỹ với số 0, nhưng nếu như S-300 bị vượt qua thì Nga vẫn còn S-400, S-500 và đổi lại các thông số về F-22, F-35 được EW của Nga nắm được khá nhiều dữ liệu… là điều mà Mỹ không muốn.
Vì vậy, Mỹ hiện đang trong tình trạng khó khăn, một mặt, họ cho rằng đây là loại máy bay hiện đại nhất sẽ vượt qua tất cả các hệ thống phòng không, nhưng đồng thời không dám cho Isarel sử dụng F-35 trong các hoạt động chiến đấu với Nga.
Mỹ chưa đủ tự tin để sử dụng F-35 khiến Israel đang rất bối rối và họ có một câu hỏi: Tại sao họ lại mua chiếc F-35? Và mua chúng để làm gì?
Tiêm kích F-35 (trái) và F-16 của Israel.
Liệu F-35IA có bị sập bẫy?
S-300 chỉ là loại vũ khí phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria để ngăn chặn hành động tự tung tự tác lâu nay của không quân Israel thì do địa thế quân sự, S-300 trở thành một loại vũ khí tấn công.
Israel giáp Syria, lại là một đất nước nhỏ nên S-300 nếu bố trí ở một nơi nào đó là có thể quan trắc toàn bộ hoạt động của không quân Israel chưa tính đến quan trắc của Hải quân Nga tại Địa Trung Hải thì S-300 có đủ khả năng tấn công ngay khi máy bay của Israel cất hạ cánh…
Như vậy, dù F-35 có tàng hình thật sự trước S-300, S-400 thì có rất nhiều các dễ dàng để chỉ thị mục tiêu khi F-35 cất cánh, chưa nói đến Nga sử dụng tên lửa để hủy diệt nó ngay trước khi cất cánh (nếu Israel thách thức Nga).
Kinh nghiệm của bộ đội tên lửa Việt Nam trong nắm bắt mục tiêu khi bị nhiễu nặng sẽ vô cùng có giá trị với người Nga tại đây…
Tất cả những cơ sở trên có thể khẳng định Mỹ-Israel sẽ không sử dụng F-35 hay F-22, nhưng Israel cố tình bỏ qua Mỹ, sử dụng F-35 thì chắc chắn sẽ có "giấy báo tử F-35" gửi về cho nước Mỹ.
Chính vì vậy, chẳng có gì bất ngờ nếu Mỹ cấm Israel sử dụng F-35. Đây là một quyết định chuẩn xác. Khi biết chắc quân bài trên tay mình thua đối thủ thì đừng dại đặt cược. Mỹ vẫn còn cơ hội chơi thắng ván khác và do đó, ván bài này tại Syria , Mỹ úp bài…
Quả thật, bây giờ chúng ta mới hiểu câu trả lời của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một cuộc họp báo ở New York sau cuộc gặp giữa Trump và Netanyahu, khi được hỏi về các hệ thống tên lửa S-300 của Nga là rất khôn ngoan:
"Tôi không nghe về nó, chúng tôi vừa thảo luận về nó hai phút trước. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định, chúng tôi sẽ tìm ra".
Và nhận định của tờ báo The National Interest cũng rất chi là sáng suốt:
"Hoa Kỳ ngừng hoạt động. TT Trump không muốn đụng độ với TT Putin. Cuộc khủng hoảng này (vụ Il-20) thực sự là kết quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ đã rút khỏi Syria, để lại "cánh đồng" này cho Nga".