Rút 1 tỷ đồng trong tài khoản của người chồng quá cố, bà lão bị ngân hàng kiện ra tòa vì nghi có dấu hiệu chiếm đoạt

Khuê Hiền |

Phía ngân hàng đệ đơn kiện với lý do bà lão không có quyền rút số tiền 500.000 NDT từ tài khoản của người chồng đã khuất.

Khoản tiền tiết kiệm 500.000 NDT

Bà Vương và chồng là ông Lý sống tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Cả hai có với nhau 2 người con, 1 trai và 1 gái. Sau nhiều năm chung sống, vợ chồng bà Vương đã dành dụm được khoản tiền tiết kiệm 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Số tiền này đã được gửi tiết kiệm dưới tên của ông Lý trước đó.

Không may, vào năm 2017, ông Lý lâm bệnh nặng rồi qua đời, để lại bà Vương sống một mình trong căn nhà cũ. Nhiều tháng trôi qua, bà lão mới dần nguôi đi nỗi đau mất chồng. Khi biết con trai sắp mua nhà, bà Vương quyết định dùng tiền tiết kiệm mà hai vợ chồng dành dụm cả đời để hỗ trợ con.

 - Ảnh 1.

Bà Vương đã ra ngân hàng rút số tiền tiết kiệm trong tài khoản của chồng. Ảnh minh họa.

Bà mang chứng minh nhân dân của bản thân và của người chồng đã mất đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền. Vì chứng minh nhân dân của ông Lý vẫn còn hiệu lực nên bà Vương dễ dàng rút được khoảng tiền 500.000 NDT rồi đem về nhà. Một phần tiền bà cho con trai mua nhà. Phần còn lại bà dùng để sửa sang nhà cửa và sắm thêm một vài đồ dùng thiết yếu. 

Vài tháng sau, bà Vương nhận được thông báo yêu cầu hoàn trả số tiền 500.000 NDT đã rút từ phía ngân hàng. Họ cho rằng các thủ tục mà bà đã thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bà Vương một mực khẳng định đó là tài sản chung của vợ chồng bà, do đó bà có quyền lấy đi. Sau nhiều lần tranh cãi, phía ngân hàng quyết định kiện bà Vương ra tòa, yêu cầu bà hoàn trả số tiền đã rút từ tài khoản của ông Lý. 

Phán quyết của tòa án

Sau khi tiếp nhận đơn kiện của ngân hàng, phiên tòa đã được diễn ra với sự có mặt của các bên liên quan. Phía ngân hàng dựa trên các quy định pháp luật để lập luận rằng, sau khi ông Lý qua đời, tiền gửi của ông sẽ được coi là di sản. Không ai có quyền rút số tiền này nếu không được ông Lý trao quyền thừa kế. Do đó, việc bà Vương rút 500.000 NDT từ tài khoản của ông Lý có thể coi là hành vi chiếm đoạt trái phép.

Phía bà Vương khẳng định vợ chồng bà đã sống với nhau hàng chục năm. Số tiền 500.000 NDT là tài sản mà cả hai đã cùng dành dụm nhưng do ông Lý đứng tên để gửi tiết kiệm. Giờ đây, khi ông Lý đã qua đời, bà là người duy nhất có quyền quản lý số tiền đó.

 - Ảnh 2.

Phán quyết của tòa khiến bà Vương và các con thở phào nhẹ nhõm. Ảnh minh họa.

Sau khi xem xét sự việc, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Bà Vương có thể giữ lại số tiền 500.000 NDT đã rút từ tài khoản của chồng mà không cần trả lại ngân hàng. Tuy nhiên, bà cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ công chứng liên quan đến thủ tục thừa kế cho ngân hàng. 

Câu chuyện của bà Vương đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận Trung Quốc. Nhiều người cho rằng phía ngân hàng cũng cần đứng ra chịu trách nhiệm vì những sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch, dẫn đến trường hợp chưa cung cấp đủ giấy tờ đã có thể rút tiền từ tài khoản người quá cố.

Đồng thời, câu chuyện này cũng nhắc nhở mọi người khi giải quyết vấn đề thừa kế cần hiểu rõ các quy định pháp luật và các yêu cầu tố tụng để tránh những tranh chấp, rắc rối không đáng có. 

(Theo Toutiao)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại