TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và "cơn đau đầu" của người Kenya

Thủy Thu |

Sáng kiến Vành đai và con đường là trọng tâm chiến lược ông Tập Cận Bình nhằm tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

Từ thành phố cảng có lịch sử lâu đời, hướng mắt về phía con kênh hẹp có thể nhìn thấy những cánh rừng bao báp sừng sững và những chú cua bò lổm ngổm trên mặt rừng ngập mặn. Với sự "giúp đỡ" của Trung Quốc, Kenya sẽ sớm xây dựng nhà máy nhiệt điện than đầu tiên.

Mâu thuẫn và đấu tranh

Các quan chức cấp cao Kenya cho biết, nhà máy nhiệt điện sẽ đáp ứng nhu cầu về điện đang gia tăng cũng như sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước này. Tuy nhiên, các nhà phê bình lại lo lắng, nhà máy phát điện sẽ phá hủy hệ sinh thái biển vốn dễ bị tổn thương ở khu vực này, đe dọa nghề cá và gây ô nhiễm môi trường.

Dự án này hiện vẫn đang bị đóng băng và chờ kết quả phán quyết của tòa án. Cuộc chiến chống lại dự án có thể sẽ vượt qua cả Lamu - thị trấn cổ bên bờ Ấn Độ Dương với 700 năm lịch sử, nơi có những ngôi nhà với cánh cửa chạm khắc tinh xảo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và cơn đau đầu của người Kenya - Ảnh 1.

Nhóm học sinh trong con ngõ nhỏ ở Luma. Ảnh: The New York Times

Kế hoạch này thể hiện mâu thuẫn mà Trung Quốc được coi là đại diện cho sự lãnh đạo toàn cầu về biến đổi khí hậu: Với việc giảm nhu cầu tiêu thụ than trong nước, ngành than khổng lồ của Trung Quốc đang hướng tới việc tìm kiếm các thị trường mới ở nước ngoài. Một công ty đa quốc gia của Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng hạng mục này với số vốn 2 tỷ USD.

Một ngân hàng Trung Quốc đang tạo điều kiện cung cấp tài chính cho dự án. Dự án tại Kenya là một trong số hàng trăm nhà máy điện chạy bằng than mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư hoặc xây dựng trên phạm vi toàn cầu.

Dự án này cũng là một thử nghiệm cho Kenya. Mặc dù lãnh đạo Kenya hứa hẹn nguồn điện sẽ được khai thác tiết kiệm và đáng tin cậy nhưng hiện nay Kenya cũng đang tìm cách trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo, đang xây dựng dự án năng lượng mặt trời và gió lớn, dự kiến lượng khí nhà kính sẽ giảm xuống 30% trong năm 2030.

Than đá có thể phá hoại các mục tiêu này.

"Tôi không hiểu tại sao họ lại làm như vậy", ông Erik Solheim, người đứng đầu chương trình Môi trường Liên hợp quốc có trụ sở tại thủ đô Kenya của Kenya nói, "Họ nên đầu tư nhiều vào thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Họ đã làm việc đó nhưng họ có thể làm nhiều hơn".

Thị trấn cảng Lamu hình thành vào thế kỷ 14, nằm trên quần đảo nhỏ gần Somali, là một trong những vùng đất có người định cư lâu đời nhất bên bờ Ấn Độ Dương. Thuyền của các thương nhân Ả rập trên đường tới Zanzibar thường đi qua đây. Họ mang táo và dụng cụ nấu ăn từ Ả rập đổi lấy gỗ và vỏ sò.

Buổi sáng bên bờ biển, những người đàn ông dỡ bỏ gỗ và lá cọ khai thác từ khu rừng ngập mặn, ngư dân bán hải sản mà họ đánh bắt được. Trong thị trấn cổ này, người dân không được phép lái xe, "xe taxi" duy nhất trong các phố nhỏ là những chú lừa.

TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và cơn đau đầu của người Kenya - Ảnh 2.

Do không được lái xe trong trị trấn nên người dân thường sử dụng lừa làm công cụ vận chuyển hàng hóa. Ảnh: The New York Times

Từ thị trấn Luma đi tới nhà máy nhiệt điện nhất định phải thuê chiếc chuyển nhỏ để di chuyển qua con kênh đào, sau đó phải lái xe trên đoạn đường đầy cát. Ở vùng đất hoang, thấp thoáng xuất hiện những hàng điều, những khu vực trồng mè, khu vườn trồng dưa hấu và đu đủ. Người dân ở đây chưa bao giờ nhìn thấy các nhà máy nhiệt điện và họ cũng không biết dự án này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với họ.

Gần khu vực xây dựng nhà máy phát điện, Shebwana Mohammed - 18 tuổi đang thong dong đạp xe. Cậu ta nói, bản thân vừa lo lắng vừa ôm hy vọng. "Nếu [dự án] có thể mang lại cơ hội tìm việc làm thì cậu tán thành với việc xây dựng nhà máy".

Mohammed Shee - một người đàn ông lớn tuổi trồng sắn và điều bên rìa nhà máy nói, ông đã mất một số cây vì sửa đường. Ông không hiểu rõ về dự án nhưng ông lo lắng cho những cánh rừng: "Nếu mất hết cây thì người nông dân như chúng tôi phải làm sao?", ông hỏi.

Kenya có nhu cầu sử dụng nhiệt điện than hay không vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Một số nhà phân tích năng lượng cho rằng, năng lượng gió và các nguồn địa nhiệt điện có thể cung cấp đủ điện tiêu dùng lại hiệu quả hơn về chi phí.

Một câu hỏi nữa đặt ra lượng than cung cấp cho nhà máy sẽ được khai thác từ đâu?

Khai thác nhà máy điện này là một tập đoàn của Kenya có tên Amu Power. Kế hoạch của họ là ban đầu sẽ nhập khẩu than, sau đó sẽ khai thác từ mỏ than ở xa nội địa Kenya.

Bộ trưởng Bộ Môi trường Kenya Alice Akinyi Kaudia bày tỏ sự hoài nghi về tính thiết thực của dự án: Nó "trái với" cam kết của Kenyia trong việc giảm tải khí thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên dự án ở Luma lại nhận được sự ủng hộ của chính phủ nước này.

Hồi tháng 11/2016, một nhóm cư dân địa phương đã gửi đơn kiện nên Tòa án môi trường quốc gia Kenya khiến quá trình thi công nhà máy nhiệt điện bị tạm dừng. Hiện nay, không xuất hiện những cột khói cao trên đỉnh cây bao báp, dấu hiệu duy nhất của công trình xây dựng là những mảng bê tông ngổn ngang. Chúng là ranh giới phân cách giữa nông trang và khu rừng đã được khoanh vùng làm công trường xây dựng.

Theo tài liệu của toàn án, cơ quan quản lý môi trường Kenya chịu trách nhiệm đánh giá tác động của dự án đã phê duyệt dự án trên. Cơ quan này cho biết, họ đã "xem xét tất cả các vấn đề về môi trường và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng", đồng thời bác bỏ những đơn kiện về dự án.

Trong khi đó tập đoàn Amu Power khẳng định, nhà máy phát điện sẽ mang lại những điều kiện cần thiết nhất giúp Kenya thu hút nguồn vốn đầu tư: Cung cấp nguồn điện cho các nước láng giềng và dự án đường sắt quy mô lớn ở một cảng biển mới. Cảng biển này cũng nằm tại Luma và đang được xây dựng.

TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và cơn đau đầu của người Kenya - Ảnh 4.

Nhiều người dân Kenya vừa lo lắng vừa ôm hy vọng mỏng manh về dự án nhiệt điện đầu tiên tại nước họ. Ảnh: The New York Times

Nhà máy sẽ sử dụng nước biển để làm mát. Cyrus Kirima, Giám đốc điều hành của công ty cho biết, nhiệt độ của nước thải sẽ tăng khoảng 5 độ F nhưng sẽ không gây tổn hại đến sinh vật biển.

Về vấn đề khí thải carbon, ông Kirima chỉ ra rằng, khí thải nhà kính của Kenya chỉ là số lẻ nếu so với chỉ số khí thải nhà kính của các nước công nghiệp.

Theo Tổ chức theo dõi nhà máy than toàn cầu (Global Coal Plant Tracker), từ Mông Cổ đến Zimbabwe, có hơn 200 nhà máy nhiệt điện do các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển hoặc tài trợ, bao gồm Kenya - không phải là quốc gia có lịch sử sử dụng nhiệt điện trước đây.

China Power, một tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện ở Luma cũng từng xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Indonesi và Pakistan. Urgewald, tổ chức môi trường có trụ sở ở Berlin liệt kê China Power vào top 12 nhà khai thác nhiệt điện than lớn nhất thế giới.

TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và cơn đau đầu của người Kenya - Ảnh 5.

Nhà hoạt động môi trường Kenya Walid Ahmed Ali (trái) và đồng nghiệp tại khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện than. Ảnh: The New York Times

Đằng sau kế hoạch đầu tư của Trung Quốc

"Khi nhu cầu than đá trong nước giảm mạnh, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu mở rộng ra nước ngoài, nhằm giảm bớt sản lượng dư thừa trong nước", Katharine Lu, nhà nghiên cứu đầu tư năng lượng thuộc tổ chức Friends of the Earth nói.

Ngoài dư thừa than, địa chính trị cũng là nhân tố quan trọng trong sự mở rộng này. Sáng kiến Vành đai và con đường là trọng tâm chiến lược của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

Ở Luma, dự tính có khoảng 600 hộ gia đình được bồi thường tài chính từ dự án của Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn nữa. Điều này lý giải cho sự lạc quan của Abdul Rahman Abdi - thương nhân buôn gỗ người địa phương.

Ba năm trước, Abdi đã mua 19 mẫu đất thuộc khu vực dự án. Ông cho biết, người dân ở đây đã nhận được sự trấn an của Phó Tổng thống William Ruto rằng, dự án sẽ giúp khu vực này trở nên giàu có chứ không phải phá hoại.

"Họ hứa với chúng tôi rằng, họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ dự án này", Abdi chia sẻ.

TQ nhiệt tình xuất khẩu nhà máy nhiệt điện và cơn đau đầu của người Kenya - Ảnh 6.

Một số nhà phân tích nhận định, năng lượng gió và nguồn địa nhiệt có thể đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng của Kenya. Ảnh: The New York Times

Trong cuộc đấu tranh phản đối thi công nhà máy nhiệt điện than, Adbi cũng đã phải trả giá cá nhân. Ông đã "phản bội" lại người bạn thân thiết Walid Ahmed Ali. Trong hai năm qua, Walid Ahmed Ali đã cùng tổ chức Save Lamu (tạm dịch Cứu lấy Lamu) bôn ba khắp các hòn đảo khác nhau, nhắc nhở người dân về ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước và không khí của dự án nhà máy nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư.

Ông Ali thừa nhận, lập trường của nhóm ông không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ của dư luận. Họ bị chỉ trích, bạn bè coi họ là kẻ thù của dự án, thậm chí ngay cả một số người thân còn quay lưng lại với họ.

Theo Ali, so với số tiền bồi thường được đặt trên bàn, lời cảnh cáo cho tương lai của nhóm ông càng trở nên mơ hồ.

"Đây là nơi duy nhất chung tôi gọi là nhà, là nơi duy nhất chúng tôi có họ hàng, gia đình", Omar Elmawi, người phụ trách liên lạc của tổ chức Save Luma nói. Bốn bức tường trong phòng làm việc của ông dán đầy bản đồ khu vực, đánh dấu nổi bật với các biểu tượng tài nguyên thiên nhiên: san hô, tôm hùm và hải sâm.

"Anh không bao giờ nhận được đủ số tiền bồi thường để giải phóng tất cả mặt bằng", ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại