Kết luận này dựa trên nghiên cứu kéo dài 30 năm trên hơn 300.000 cây trong các rừng mưa nhiệt đới tại Amazon và châu Phi.
Các nhà khoa học đo đường kính, ước tính chiều cao của mỗi cây trong 56 khu rừng và quay lại sau vài năm để ghi sự khác biệt. Điều này cho phép họ tính toán lượng carbon trong các cây còn sống hoặc đã chết.
Từ đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng lượng carbon trong các rừng nhiệt đới hiện nay thấp hơn gần 3 lần so với lượng đo được vào những năm 1990.
Khu vực lưu vực sông Congo thuộc miền Trung châu Phi có dấu hiệu suy giảm hấp thụ carbon từ đầu năm 2010.
Với Amazon, cánh rừng này được dự đoán sẽ không hấp thụ bất cứ lượng carbon dioxide nào vào năm 2035. Thậm chí tới năm 2060, Amazon có thể trở thành nguồn sản sinh carbon do cháy rừng, phá rừng và khí thải nhà kính dư thừa bơm vào khí quyển.
"Các cánh rừng nhiệt đới sẽ làm nghiêm trọng thêm vấn đề biến đối khí hậu", ông Simon Lewis, một nhà sinh thái học tại Đại học Leeds cho hay.
Ông Lewis cũng tin rằng một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đối khí hậu đã bắt đầu.
"So với 3 thập kỷ trước, lượng carbon được hấp thụ bởi các khu rừng nhiệt đới của thế giới đã giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của nhiệt độ cao, hạn hán và nạn chặt phá rừng. Xu hướng giảm này có thể sẽ xảy ra liên tục bởi các khu rừng ngày đang bị thu hẹp do biến đổi khí hậu và khai thác. Rừng nhiệt đới có thể biến thành nguồn carbon vào những năm 2060", ông Lewis cho hay.
Video: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất thiếu oxy trong 5 giây?
Rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2