Nước cốt chanh thường được chế thêm vào đồ ăn hay nước ép góp phần tăng thêm hương vị tự nhiên, kích thích vị giác người thưởng thức.
Đây là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe do chứa thành phần lớn vitamin C giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường miễn dịch, đồng thời hỗ trợ giảm cân…
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, nước cốt chanh có một số tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê 10 mặt trái khi sử dụng thức uống này.
1. Kích ứng da
Nước cốt chanh thường được dùng cho da nhờn nhưng tinh chất chanh sẽ khiến làn da dễ bị bắt nắng hơn.
Đặc biệt, việc này được cho là không an toàn đối với những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, hãy đề phòng khi sử dụng loại 'mỹ thẩm thiên nhiên' này lên làn da.
2. Gây chứng trào ngược dạ dày (GERD)
Nước cốt chanh có vị thơm dùng để tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên, hương vị thơm và có tính a-xít này có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, nôn và buồn nôn.
Ngoài ra, nó còn gây kích ứng niêm mạc thực quản do có tính a-xít, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
3. Làm chậm quá trình chữa lành vết thương
Những bệnh nhân bị chứng viêm loét dạ dày thì không nên dùng nước cốt chanh do a-xít có trong thực phẩm này gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Hậu quả là các vết loét bên trong sẽ khó lành hơn.
4. Ăn mòn răng
Hàm lượng a-xít trong nước cốt chanh có khả năng ăn mòn men răng, làm xỉn màu răng dẫn đến sâu răng.
Để giảm thiểu nguy cơ về răng lợi, chỉ nên uống nước cốt chanh khi pha loãng với các loại dung dịch khác hoặc với nước lọc.
5. Đau đầu
Nước cốt chanh có tính a-xít có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên.
6. Ảnh hưởng đến thai nhi
Các chuyên gia khuyến cáo, những phụ nữ chuẩn bị sinh con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nhiều nước cốt chanh.
Với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, a-xít trong thực phẩm này có thể đi vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé.
7. Cản trở hấp thụ sắt
Có lẽ ai cũng biết nước cốt chanh giàu vitamin C, còn được gọi là a-xít ascorbic, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ. Vì vậy, những người thiếu sắt hoặc thiếu máu nên hạn chế uống loại nước này.
8. Ảnh hưởng đến thận
Nước cốt chanh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Nhưng các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, nước cốt chanh nồng độ 30% giúp lợi tiểu nhưng thúc đẩy quá trình bài tiết quá mức dẫn đến suy thận.
9. Đau bụng, đầy hơi
Nước cốt chanh là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy vậy, a-xít trong chanh có thể gây đau bụng, đầy hơi.
10. Các rối loạn liên quan đến muối sunphit
Nước chanh có sunphit, một chất bảo quản thông thường có thể gây dị ứng trong một số trường hợp.
Phơi nhiễm với sunphit là nguyên nhân của phát ban, bệnh chàm cũng như một số rối loạn da khác. Tác dụng phụ này thường xảy ra với những người sử dụng chanh cho mục đích nấu nướng.
Ảnh minh họa: Internet