Thực phẩm bẩn, đồ ăn nhiễm bẩn, rau quả chứa thuốc trừ sâu, thức ăn có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là những "từ khóa" gây sợ hãi và nan giải chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Nhiều chuyên gia cho rằng, rửa rau quả là việc làm đơn giản nhưng hiện vẫn còn nhiều người làm sai, dẫn đến càng rửa càng độc, thức ăn càng nhiễm bẩn.
Hầu hết chúng ta đều biết rằng, rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật là vấn đề nghiêm trọng, gây hại lớn cho sức khỏe con người. Nó trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi đưa món ăn lên miệng. Điều đáng sợ là ở chỗ, thuốc sâu nói chung, khi vào cơ thể lại không thể phân hủy hay bài tiết, chúng tích tụ lại trong các cơ quan nội tạng, sinh ra bệnh tật.
Nếu muốn loại bỏ chất độc hại đó lại rất khó. Vì vậy, công đoạn rửa – sơ chế - nấu nướng và bảo quản rau quả là vô cùng quan trọng trước mỗi bữa ăn. Đây cũng là điều các chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm khuyên bạn nên chú trọng và thực hiện đúng.
(Ảnh minh họa)
Rửa rau quả sao cho đúng?
Có người cho rằng, ngâm ngước muối sẽ giúp rau quả loại bỏ bớt chất độc, thành phần của muối là natri clorua, nó có thể loại bỏ một phần thuốc trừ sâu.
Có ý kiến khác cho rằng, dùng dung dịch tẩy rửa hoặc kéo dài thời gian ngâm trong nước cũng là một cách để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Nhưng thực tế, làm sạch rau quả với cùng lúc nhiều loại hóa chất tẩy rửa có thể gây ô nhiễm thứ cấp.
Dùng nước gạo để rửa rau quả cũng được, nhưng bạn phải đảm bảo rằng gạo đó là gạo sạch, không có hóa chất. Nhưng chúng ta hiện nay không ai đảm bảo rằng đang mua được loại gạo sạch để ăn hàng ngày.
Vậy, cuối cùng thì làm thế nào để làm sạch rau quả, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu? Nhóm chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm Trung Quốc gợi ý cho bạn các phương pháp thực hành sau đây để tham khảo.
1. Cách gọt vỏ
Bất kỳ loại củ quả có vỏ nào cần gọt trước khi ăn, đều nên rửa trước khi gọt vỏ bằng cách xả kỹ dưới vòi nước. Sau khi rửa sạch, để ráo nước rồi mới tiến hành gọt vỏ thì sẽ giảm nhẹ sự nhiễm bẩn, lây chéo từ tay bạn hoặc vỏ bẩn vào phần thịt trái cây.
2. Cách rửa
Rau quả mua về, bạn nên để ở nhiệt độ phòng khoảng nửa ngày để các loại tồn dư thuốc sâu có thể giải phóng bớt. Sau đó nhặt sạch và sửa với nhiều nước. Khi rửa phải để cho rau ngập sâu trong nước, ngâm từ 3-5 phút. Dùng nước sạch rửa đi rửa lại cho đến khi trong nước.
Thông thường các loại rau đều được rửa ít nhất từ 3-4 lần.
(Ảnh minh họa)
3. Cách chà rửa
Một số loại rau củ quả bên ngoài có lông hoặc lồi lõm, có thể phải dùng bàn chải để rửa, sau đó dùng nhiều nước để rửa lại. Một số loại phải rửa bằng cách dùng tay chà mạnh rồi xả nước lại cho sạch. Những quả có kẽ hoặc gờ lồi lõm đều phải dùng dụng cụ hỗ trợ để rửa dễ dàng hơn.
4. Cách bảo quản
Những loại trái cây rau quả "bền", khó hư hỏng thì khi mua về nên để ở nhiệt độ phòng thay vì cho vào tủ lạnh. Để bên ngoài cũng là cách tốt cho rau quả phát tán bớt thuốc trừ sâu. Nếu cho vào tủ lạnh, không những nhanh hỏng mà còn lây nhiễm bẩn sang các thực phẩm khác.
(Ảnh minh họa)
5. Cách cắt bỏ
Có nhiều loại rau quả có cuống và vùng cuống lõm sâu như ớt chuông, bắp cải, rau cải có bẹ… Khi phun thuốc bảo vệ thực vật thường bị đọng lại ở vùng này, tích tụ lâu ngày ngấm sâu vào bên trong. Vì vậy khi sơ chế rau quả, những phần có khả năng bám thuốc trừ sâu nhiều thì nên cắt bỏ. Sau đó mới rửa, để hạn chế chúng lây lan ra phần rau khác.
6. Cách làm bốc hơi
Có một số loại rau bị ngấm hóa chất, có thể dùng giải pháp chần luộc rau với nhiệt độ cao. Khi nước sôi, vặn lửa to và cho rau vào, mở vung (nắp nồi) hoàn toàn để phần thuốc sâu có thể bốc hơi bớt.
Không những thế, một số loại thuốc còn hòa tan trong nước sôi, luộc rồi đổ bỏ nước đi cũng là cách làm hạn chế dung lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong thức ăn.
Những mẹo đơn giản vừa kể trên đây sẽ giúp bạn loại bỏ đáng kể dư lượng thuốc trừ sâu. Hãy ghi nhớ và thực hiện các biện pháp này cho đến khi thành thạo, trở thành thói quen hàng ngày khi vào bếp của bạn.
(Ảnh minh họa)
*Theo Ntdtv