Một bộ phim truyền hình tên là "Hoàng đế nhị đại gia" có nhắc đến phong tục này. Trong phim, người con trai đích thân đưa mẹ già đến ngôi mộ, mỗi bữa anh đều mang thức ăn đến đây kèm theo một viên gạch để xây phần cửa mộ.
Cho đến khi phần cửa mộ bị lấp kín hoàn toàn, cụ bà bên trong chỉ có thể chết từ từ trong ngôi mộ hẹp. Ăn một bữa cơm đồng nghĩa với việc tiến gần cái chết thêm một bước.
"Mộ Ngõa Quán" ban đầu là những người già vừa qua tuổi 60 được sắp xếp đến sống tại miệng hang trên núi cao hoặc ngôi mộ xây trực tiếp trên mặt đất.
Mỗi bữa cơm được mang đến cùng 1 viên gạch. Sau 360 ngày, phần cửa đã hoàn toàn bị lấp kín khiến những người sống bên trong không thể sống quá 10 ngày tiếp theo vì không có thức ăn hay nước uống.
Có người nói, ở thời kỳ phong kiến, nguồn lương thực khan hiếm và mức sống người dân không cao. Nói thẳng ra là, tự nuôi bản thân đã rất khó khăn, nói chi đến những người già mất khả năng lao động.
Trong mắt một số người, đây là "những người vô dụng". Chính vì thế, các thứ này ra đời nhằm mục đích giảm số lượng "người vô dụng", giảm gánh nặng cho những người khác.
Đa số các trường hợp "mộ Ngõa Quán" xảy ra tại những nơi lạc hậu, người dân ở những nơi đó có tư tưởng và quan điểm bảo thủ, lại tôn sùng triều đình thối nát.
Họ luôn nghĩ đó là chân lý, luôn nghĩ tuổi thọ con người không vượt quá 60 tuổi, nếu cố gắng sống thêm sẽ "chiếm thêm" tuổi thọ của con cháu đời sau.
Không có tài liệu lịch sử chính thức nào đề cập nguồn gốc của "mộ Ngõa Quán" nhưng nó được lưu truyền trong dân gian và một số ghi chép dã sử. Nếu tìm ở sách sử, chẳng ai có thể đọc được bất kỳ thông tin về nó.
Ví dụ, trong quyển "Tuế Hoa Kỷ Lệ" được viết bởi Hàn Ngạc thời nhà Đường có nhắc đền phong tục "mộ Ngõa Quán" phổ biến ở một vài nơi tại Vân Nam.
Tuy nhiên, từ thời Tiền Tần đã có những người sống hơn 60 tuổi. Và Khổng Tử đã sống đến tuổi 73. Điều này cho thấy "mộ Ngõa Quán" khó có thể xuất hiện ở thời cổ đại.