Trực tiếp tác động đến người tiêu dùng chính là lượng điện năng tiêu thụ của sản phẩm. Giảm mức tiêu thụ năng lượng hàng năm xuống 30% (tỷ lệ giảm trung bình) so với năm 2013 đối với điện thoại di động và máy tính bảng, Sony hướng tới: Tiêu thụ không quá 0,03W điện năng ở điều kiện không tải và ở chế độ bảo trì pin.
Các thiết bị được cấp nguồn DC để cải thiện hiệu quả năng lượng và hiệu quả sạc. Hiện nay, Sony đã đạt được mục tiêu cắt giảm một nửa lượng điện tiêu thụ trung bình của sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo độ bền và an toàn của thiết bị.
Sony đã thành lập Phòng thí nghiệm Tín nhiệm Chất lượng với nhiệm vụ tăng cường độ tin cậy lâu dài cho các sản phẩm của mình, hỗ trợ các bộ phận sản xuất cam kết cung cấp các sản phẩm an toàn, bền và đáng tin cậy cho khách hàng.
Phòng thí nghiệm Tín nhiệm chất lượng đã cải thiện các công nghệ thiết yếu cho độ tin cậy của sản phẩm và đảm bảo độ tin cậy lâu dài bằng cách phát triển các công nghệ nguyên tử để ngăn chặn sự hư hỏng, hao mòn của vật liệu và các bộ phận, cũng như các công nghệ cần thiết để đảm bảo độ tin cậy.
Ngay từ đầu những năm 1990, Sony đã theo đuổi các sáng kiến môi trường của mình.
Vào tháng 4 năm 2010, Sony đã công bố "Road to Zero" – Đường tới số 0, một kế hoạch môi trường toàn cầu mới, mục tiêu của nó là hiện thực hóa một xã hội bền vững bằng cách giảm các tác động đến môi trường xuống bằng không trong suốt vòng đời của các sản phẩm và hoạt động kinh doanh vào năm 2050.
Cứ năm năm một lần Sony đặt ra các mục tiêu trung hạn về môi trường cụ thể cho từng giai đoạn của vòng đời đối với các sản phẩm của mình liên quan đến biến đổi khí hậu, tài nguyên, chất hóa học và đa dạng sinh học.
Hoạt động trên cơ sở quản lý xanh 2020, đặt ra các mục tiêu trung hạn về môi trường cho tài khóa 2016-2020, Sony tìm cách tăng cường các sáng kiến nội bộ của riêng mình, khuyến khích các sáng kiến môi trường trong toàn bộ chuỗi giá trị và kêu gọi người tiêu dùng và công chúng hành động.
Nhận thức được nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường ngày càng tăng khi một số sản phẩm lớn hơn và sản xuất tăng lên, Sony đang áp dụng các biện pháp thậm chí còn mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu giảm thiểu tuyệt đối tác động đến môi trường vào năm 2050.
Các mục tiêu trung hạn về môi trường của Sony xác định các mục tiêu cụ thể ở từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm, từ bốn quan điểm ưu tiên về biến đổi khí hậu, tài nguyên, chất hóa học và đa dạng sinh học.
Sony đang làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ và chuyên gia môi trường để có được phản hồi về các sáng kiến của Sony theo từng quan điểm ưu tiên. Hiện tại Sony đang hoạt động với mục tiêu "Đường tới Số Không"
Sony phấn đấu để đạt được lượng khí thải nhà kính bằng không từ các hoạt động kinh doanh và trong suốt vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong năm tài chính 2017 đã giảm được 154 nghìn tấn CO2.
Công ty này tìm cách giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và tối đa hóa tái chế tài nguyên để sử dụng hiệu quả tài nguyên trong các hoạt động kinh doanh và trong suốt vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ của mình, trong khi cố gắng đạt được mức tiêu thụ nguyên liệu mới được tạo ra từ tài nguyên quan trọng bằng không.
Ngoài ra, Sony còn rất nhiều những con "số không" khác như: không hóa chất độc hại thải ra môi trường, không lãng phí rác thải tái chế, không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học,…