Các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong lá và rễ mùi tàu có hàm lượng tinh dầu cao. Hạt mùi tàu giàu canxi, sắt, phospho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C cung cấp cho cơ thể. Không chỉ thế, rau mùi tàu cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo và tinh bột.
Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ , hành khí tiêu thũng, giảm đau, làm tan chất nhầy giúp long đờm.
Bài thuốc thường dùng từ rau mùi tàu
Trị v iêm dạ dày : Rễ mùi tàu, cam thảo mỗi thứ 20g. sắc uống.
Trướng bụng, buồn nôn: Mùi tàu 20g, củ sả 6g, tía tô 12g, gừng tươi 6g. Sắc uống.
Trị đau bụng, tiêu chảy: Mùi tàu 20g, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi vị 12g, sắc uống trong ngày.
Rễ mùi tàu, cam thảo trị viêm dạ dày
Chữa cảm cúm, nóng sốt: Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu 8g, cúc tần 12g. Sắc uống cho ra mồ hôi
Chữa viêm loét miệng , nhiệt miệng: Mùi tàu, húng chanh, rửa sạch bằng nước muối rồi nhai kỹ, nuốt nước.
Trị hôi miệng: Mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, muối hạt vừa đủ. Ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Giải cảm, ăn không tiêu: Mùi tàu 20g, cam thảo đất ( cây tươi) 30g. Sắc uống.
Trị viêm kết mạc: Mùi tàu tươi, rửa nước muối sạch, phơi héo, đem sắc lấy nước xông và rửa mắt.
Mùi tàu trị cảm mạo, ăn không tiêu
Trị dị ứng mẩn ngứa: Mùi tàu rửả sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, xoa vào nơi tổn thương.
Trị ban sởi: Mùi tàu 9g, bạc hà 3g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Mùi tàu cả rễ 30g rửa sạch, phơi héo, bông mã đề16g, kim tiền thảo 16g. Sắc uống.
Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Mùi tàu, ngổ, cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống. Dùng 5-10 ngày là 1 liệu trình.