Có nhiều người nghèo luôn suy nghĩ lý do gì mà mình nghèo đến vậy, còn những người khác lại nhiều tiền đến thế.
Bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi là bạn đã bỏ ra những gì để có được sự thành công hay giàu có chưa?
Nhiều người ngưỡng mộ những “phú tài” nhiều tiền nhưng nhìn sau những thành công, những núi tiền đó chính là sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Qua hai câu chuyện dưới đây, bạn có thể hiểu hơn về cách người giàu suy nghĩ và thế nào gọi là “tư duy người giàu”.
Câu chuyện 1:
Trong một khu chợ ẩm thực, có hai cửa hàng A và B đều kinh doanh món mì.
Hai cửa hàng này giống nhau mọi mặt nhưng có một điều kì lạ mà ai đi ngang cũng phải cảm thấy kì lạ, đó là việc kinh doanh của cửa hàng A thật sự rất thuận lợi.
Khách đến nườm nượp liên hồi, và sau nửa năm buôn bán ông chủ cửa hàng A đã mua được nhà và xe.
Cùng lúc đó, cửa hàng B cũng đóng cửa quán ăn sau nửa năm làm ăn thất bát, không thuận lợi. Ai cũng nhận thấy rằng, hai quán cạnh nhau nhưng 1 bên luôn đông khách ra vào, còn một bên vắng tanh.
Vậy câu hỏi đặt ra là lý do gì khiến cho việc kinh doanh của hai bên lại chênh lệch đến thế?
Hóa ra là do suy nghĩ của hai ông chủ hoàn toàn khác nhau trong việc đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để cảm nhận sản phẩm, dịch vụ.
Khi mì vừa mới ra nấu xong thì thường còn rất nóng, cửa hàng B hoàn toàn không để tâm vấn đề này mà bưng ngay tô mì còn nóng tới bỏng lưỡi ấy ra cho khách hàng, và khách ăn tại cửa hàng B phải mất đến hơn 15p để có thể chờ nó bớt nóng và ăn hết tô bún.
Còn đối với cửa hàng A, ông chủ rất chú ý quan sát khách hàng và điều chỉnh ngay cách phục cụ. Ông dặn dò đầu bếp trụng sơ sợi mỳ với nước đá rồi mới cho vào tô, chan nước.
Cách làm này giúp sợi mì bớt nóng đi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chất lượng và hương vị. Các thực khách được thưởng thức một tô bún với nhiệt độ vừa phải và đảm bảo chất lượng.
Từ câu chuyện này, chúng ta cũng có thể thấy tư duy của người giàu khi kinh doanh đó chính là phải biết suy nghĩ từ khía cạnh của người khác, hay biết nhìn nhiều phương diện một cách khách quan.
Đó chính là bài học về nắm bắt được nhu cầu và những gì khách hàng muốn.
Ông chủ cửa hàng A đã nỗ lực trong việc đặt cái tâm của mình vào việc kinh doanh, tìm hiểu xem khách hàng cần gì và công đoạn trong qui trình, hoạt động là gì và tìm ra những rủi ro thầm kín để có thể giải quyết nó.
Câu chuyện 2:
Năm ngoái, tại một cửa hàng bách hóa lớn đang có một vấn đề tồn kho nghiêm trọng liên quan đến sản phẩm bột giặt.
Người quản lý đã rất lo lắng và thông báo toàn thể cửa hàng thực hiện chương trình giảm giá sản phẩm bột giặt và giảm giá đến 19% để kích thích tiêu thụ.
Nhưng một tháng trôi qua, hầu như không ai để tâm đến chương trình khuyến mãi hậu hĩnh ấy. Kết quả thu về không hề như mong đợi.
Chính quản lý cũng phải đau đầu tìm cách khác đặc biệt hơn để có thể “tống khứ” hàng tồn kho ấy đi.
Và sau bao đêm trằn trọc suy nghĩ hướng giải quyết, người quản lý đã thực hiện một hành động kinh ngạc và kết quả thu về khiến mọi người trầm trồ. Anh cho nhân viên đặt một thông báo trước cửa hàng: “Có bán loại bột giặt đặc biệt, số lượng có hạn. Mỗi khách hàng chỉ được mua một túi. Nếu mua từ hai túi sẽ tăng giá lên 10%”.
Sau khi thông báo này được dán trước cửa hàng, mọi người ai nấy cũng đặt ra câu hỏi: “Vì sao mỗi người chỉ được mua 1 túi”, “Vì sao mua nhiều hơn lại tăng giá?”…
Trước sự hoài nghi về tình huống này, mọi người đổ xô đi mua bột giặt.
Thậm chí, có nhiều người còn huy động cả gia đình, bạn bè, người thân cùng xếp hàng đi mua. Một số còn không ngần ngại trả thêm 10% để mua thêm vài túi.
Thế là, bột giặt trở nên khan hiếm. Chỉ trong vài ngày, lượng sản phẩm bột giặt tại cửa hàng được bán hết sạch.
Bài học:
Khi bạn muốn kiếm thật nhiều tiền thì cách bạn làm phải đặc biệt hơn người khác.
Khi kinh doanh cùng một loại hàng hóa, cùng một loại hình, phải tìm cách khiến cho khách hàng phải chủ động tìm hiểu, tò mò và đến nơi của chúng ta.
Khách hàng không tự nhiên mà tự đến và tự mua nếu chúng ta không chủ động với họ.
Người giàu có cuộc sống tốt đẹp hơn và họ phải trả giá cao hơn cho cuộc sống đó hơn người bình thường.
Tất cả mọi người có thể nhìn thấy kết quả họ đạt được, những không mấy người thấu hiểu họ phải trải qua những khó khăn, vất vả và làm cách nào để vượt qua.
Làm giàu không phải một bài toán. Vì thế không thể có một công thức chung. Để trở nên giàu có, bạn cần những tố chất đặc biệt.
Hiếm ai có thể giàu lên nhờ may mắn. Vì thế, nếu muốn trở nên giàu có, bạn phải sẵn sàng trả giá bằng trí tuệ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Nếu dành đủ thời gian để làm điều mình muốn, bạn sẽ sớm được hưởng trái ngọt.