Bạn luôn nghĩ, răng của mình hoàn toàn khỏe mạnh, không dễ tổn thương? Mời bạn cùng làm bài kiểm tra nhanh sau đây:
Bàn chải đánh răng của bạn có nhanh "te tua" dù chưa hết 3 tháng để thay bàn chải mới?
Bạn có thích ăn/uống trái cây chua, nước ép hoa quả, nước có ga hay tất tần tật các sản phẩm muối chua?
Có phải hơn 6 tháng qua, bạn chưa từng đi kiểm tra răng miệng tại phòng nha?
Soi gương và nhìn kỹ vào phần chân răng, bạn có thấy phần nướu bảo vệ chân răng đã bị tụt xuống?
Thỉnh thoảng, khi ăn các món ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, bạn có cảm thấy một cơn ê buốt, nhức nhối xảy đến đột ngột và nhanh chóng qua đi?
Những đồ ăn gây cảm giác ê buốt cho răng bị nhạy cảm.
Nếu bạn trả lời "Có" cho cả 5 câu hỏi trên, bạn có nguy cơ gặp những cơn ê buốt do răng nhạy cảm rồi đấy!
Cơn ê buốt thường đột ngột nhói lên khi bạn đang vui vẻ thưởng thức viên đá lạnh, cây kem ngon hay món lẩu nóng hổi. Không chỉ riêng bạn, răng nhạy cảm là vấn đề rất phổ biến ở người trưởng thành của Việt Nam.
Nhiều người lớn đang phải chịu đựng răng nhạy cảm
Kết quả nghiên cứu thị trường của IPSOS tiến hành vào tháng 8/2014 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cho hay, cứ 2 người Việt thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi răng nhạy cảm.
Vậy tại sao răng lại nhạy cảm? Phần ngà răng cấu thành nên phần lớn răng, có chứa những lỗ nhỏ li ti, với hàng ngàn ống siêu nhỏ chạy xuyên qua, dẫn đến khu thần kinh nằm ở trung tâm. Lớp men răng cứng nằm bên ngoài răng có nhiệm vụ bảo vệ lớp ngà răng bên dưới.
Nếu phần ngà răng này bị lộ, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến ngà răng bị lộ là do tụt nướu hoặc mất đi men răng gây ra bởi sự ăn mòn của axit hay sự mài mòn khi bạn chải răng không đúng cách.
Mặt cắt của một chiếc răng.
Khi ngà răng bị lộ, những thay đổi về nhiệt độ do thức ăn hoặc đồ uống nóng hay lạnh sẽ làm cho những dòng dịch trong những lỗ siêu nhỏ mở rộng hoặc co lại.
Quá trình này có thể gây kích thích dây thần kinh và gây ra cơn ê buốt cho răng nhạy cảm. Mức độ ê buốt có thể dao động từ nhẹ đến những cơn ê buốt nghiêm trọng hơn.
Răng nhạy cảm không phải là vấn đề của riêng người Việt mà là tình trạng phổ biến trên toàn cầu. Theo tạp chí International Dental Journal, gần 57 % người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 50 báo cáo có răng nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân nhưng 3 lý do không thể không kể đến gồm:
Thứ nhất, đa số chúng ta luôn nghĩ rằng, chải răng càng mạnh sẽ càng sạch. Thói quen này dần dần làm mòn men răng và tụt nướu, khởi nguồn cho răng nhạy cảm.
Thứ hai, nhiều bạn yêu thích, thường xuyên dùng các thực phẩm có tính a-xít cao như trái cây chua, đồ muối chua, nước ngọt mà không biết chúng có thể làm mòn men răng, làm mất đi lớp bảo vệ của ngà răng.
Thứ ba, đa số người lớn lười đến khám nha sĩ theo khuyến cáo 6 tháng/lần. Những vấn đề răng miệng như viêm nướu không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến răng nhạy cảm.
Răng nhạy cảm không phải là bệnh nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, tận hưởng cuộc sống của bạn.
Thêm vào đó, theo các nha sĩ, nếu răng nhạy cảm không được khám và có giải pháp chăm sóc, phục hồi sớm có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nặng hơn như viêm nha chu, thậm chí mất răng, cần phải điều trị xâm lấn để phục hồi lại răng.
Giải pháp cho bạn
Răng nhạy cảm dễ xảy đến nhưng thật may, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế bằng những giải pháp đơn giản trong tầm tay.
Đến khám nha sĩ: Chỉ có nha sĩ mới có thể phát hiện sớm các dấu hiệu răng bị mòn cũng như giúp bạn điều trị các vấn đề răng miệng để ngăn ngừa hoặc phục hồi răng nhạy cảm.
Thay đổi cách đánh răng: Hãy sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc và không chải quá ba lần mỗi ngày.
Xem lại thói quen ăn uống: Hạn chế dùng các thực phẩm có tính a-xít cao, gồm trái cây, nước ép trái cây, đồ uống có ga, cà phê đen, trà, rượu và bất cứ thứ gì có vị chua để bảo vệ răng khỏi tình trạng mòn men răng do axit.
Khi uống các chất lỏng có tính a-xit, bạn nên sử dụng ống hút để hạn chế phạm vi răng tiếp xúc với a-xít. Sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm này, bạn nên uống nhiều nước để cân bằng độ a-xít trong miệng và không đánh răng ngay sau khi ăn xong.
Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm với công nghệ Novamin™: Răng nhạy cảm có thể phục hồi chỉ đơn giản bằng việc chuyển sang kem đánh răng chuyên dụng với công nghệ Novamin™ – một công nghệ đột phá trong lĩnh vực chăm sóc răng nhạy cảm hiện nay.
Được phát triển trên nền tảng của bioglass, ngay khi tiếp xúc với nước bọt trong miệng, Novamin™ bắt đầu sản sinh khoáng chất canxi và phốt phát đến những vùng ngà răng bị lộ, kết hợp với fluoride tạo nên một lớp bảo vệ cứng hơn đến 50% so với ngà răng thông thường, giúp bảo vệ và phục hồi răng nhạy cảm.
Đánh răng hai lần mỗi ngày để hiệu quả bảo vệ răng nhạy cảm được kéo dài.
Trường hợp bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà răng vẫn nhạy cảm, bạn nên đến nha sĩ một lần nữa. Răng bạn có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cần phải can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phục hồi răng ê buốt tại đây với Sensodyne Repair & Protect mới.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tự kiểm tra tình trạng nhạy cảm răng của mình, bạn có thể truy cập tại đây:
Công ty TNHH DKSH Việt Nam – Số 23 Đại lộ Độc Lập, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.