Răng khôn có nên nhổ?

Ths.Bs. Nguyễn Bá Lân |

Thưa bác sĩ. Em đang mọc răng khôn và rất đau, em đã đi khám và các bác sĩ bảo phải nhổ răng khôn đấy...

Thưa bác sĩ. Em đang mọc răng khôn và rất đau, em đã đi khám và các bác sĩ bảo phải nhổ răng khôn đấy, vậy bác sĩ cho em hỏi nếu không nhổ thì có ảnh hưởng gì không ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thơ

Chào em,

Ở con người, hàm răng chia làm những nhóm chính sau: nhóm răng cửa (bao gồm 4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới), nhóm răng nanh (bao gồm 2 răng nanh hàm trên và 2 răng nanh hàm dưới), nhóm răng tiền cối – hay còn gọi là nhóm răng cối nhỏ (bao gồm 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới, chia đều cho 4 cung hàm, mỗi cung hàm 2 răng – nằm ngay sau răng nanh) và cuối cùng là nhóm răng cối lớn – hay còn gọi là răng hàm, răng cấm,…

Nhóm răng cối cũng phân bố như nhóm răng cối nhỏ, tức là bao gồm 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới, chia đều cho 4 cung hàm, mỗi cung hàm 2 răng – nằm ngay sau răng cối nhỏ). Ở con người có 28 răng tất cả, và kết thúc mọc vào khoảng thời gian 14 tuổi.

Răng khôn cũng thuộc trong nhóm răng cối lớn, người ta gọi là răng cối lớn thứ 3. Sở dĩ gọi là răng khôn bởi vì răng này đặc biệt chỉ mọc khi con người bước vào lứa tuổi trưởng thành (“khôn”): khoảng từ 18 tuổi trở đi.

Sở dĩ tính từ 18 tuổi trở đi và thường không có giới hạn về độ tuổi kết thúc. Bởi vì nếu răng khôn ngầm, mọc nghiêng, kẹt, lệch,… thì răng này mọc lên rất chậm, thậm chí là không mọc lên được. Có người 60 tuổi hoặc hơn nữa vẫn có hiện tượng mọc răng khôn.

Khi răng khôn mọc – thì cũng giống như hiện tượng sinh lý xảy ra khi mọc một cái răng bất kỳ nào khác. Đó là xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng cục bộ tại nơi răng mọc. Nướu răng và toàn bộ phần mô mềm xung quanh sẽ sưng tấy.

Nướu răng sẽ trải qua quá trình bóc tách, nứt ra. Đương nhiên quá trình này sẽ gây cảm giác rất đau cho khổ chủ. Có những trường hợp sưng cả má, đau vùng góc hàm đến mức há miệng khó hoặc thậm chí là không há miệng ra được.

Sinh lý toàn than trong giai đoạn này cũng có những phản ứng với việc mọc răng: như sưng hạch tại vùng góc hàm; sốt nhẹ kèm rối loạn tiêu hóa,…

Đặc biệt đối với những răng khôn bị kẹt thì những dấu hiệu này sẽ nặng nề, kéo dài hơn và thường lặp đi lặp lại sau một thời gian ngắn. Vì sao mà răng lại bị kẹt, không mọc ra được. Bởi vì răng khôn mọc ở thời điểm mà hàm răng đã hoàn thiện, cung hàm đã đủ chỗ, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên nữa.

Thêm nữa là do hướng mọc của răng khôn thường bị nghiêng, không thẳng như những răng bình thường khác. Chính vì vậy mà răng khôn mọc lên rất khó khăn. Thậm chí là không mọc lên được.

Đấy là nỗi khổ của mọi người thường gặp khi mọc răng khôn. Còn răng khôn có cần thiết nhổ đi không hay là giữ lại? Câu trả lời là nên nhổ. Sau đây là những lý do nên tạm biệt sớm chiếc răng khôn phiền toái này:

Viêm lợi vùng nướu răng khôn

Đây là loại nhiễm trùng phổ biến nhất khi răng khôn bắt đầu 'lộ diện' trên hàm răng của mỗi người. Hầu hết những người đang mọc răng khôn đều gặp vấn đề với chứng viêm lợi này. Khi ấy, phần lợi (nướu) trùm lên răng khôn đang mọc sẽ bị viêm đỏ và sưng tấy lên, gây cảm giác đau và khó chịu cho bệnh nhân.

Mức độ đau có thể từ ê ẩm cho tới những cơn đau hành bạn suốt một vài ngày, một số trường hợp còn có thể phát sốt.

Răng khôn tranh giành chỗ, làm xô lệch các răng khác

Vị trí mà anh chàng răng khôn ưa chuộng nhất chính là khu vực trong cùng của hàm và cũng vì vậy mà anh chàng to xác này rất hay chèn ép những răng còn lại.

Khi răng khôn mọc chèn ở trong cùng hàm răng, để tìm chỗ 'ngoi' lên, thông thường chúng sẽ gây ra sức ép chen chúc lên những chiếc răng gần đó.

Gây sâu răng 'tập thể'

Gọi là sâu răng tập thể vì ngoài việc bản thân răng khôn rất khó vệ sinh nên dễ bị sâu hơn các răng khác thì việc răng khôn mọc chen chúc cũng khiến cho việc đánh răng hàng ngày trở nên khó khăn hơn nhiều.

Thức ăn sẽ dễ bám vào kẽ răng hơn, khó lấy hơn từ đó dẫn tới việc răng bị sâu răng. Đặc biệt là răng gần cạnh răng khôn (răng số 7) sẽ dễ bị sâu do đồ ăn bám đọng và kẽ do răng mọc lệch tạo thành.

Nghiêm trọng hơn, răng khôn còn làm những chiếc răng khác bị liên lụy với chứng nha chu do vệ sinh răng miệng kém, hay bị tiêu chân răng, viêm mô tế bào...

Thân chào em.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại