Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất

Hoàng Lê |

Trái Đất ấm lên, sự gia tăng của những loài xâm lấn như rắn chúa Albino ngày càng trở nên phổ biến.

Dưới đây là những "kẻ hủy diệt" - loài xâm lấn nổi danh trên Trái Đất:

Rắn chúa Albino 

Loài rắn này ngày càng xuất hiện nhiều ở quần đảo Canary (quần đảo tự trị thuộc Tây Ban Nha) và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học tại địa phương này. Các chuyên gia đã gặp nhau để thảo luận về cách ngăn sự phát triển quá đà của loài bò sát này.

Do không có kẻ thù tự nhiên (tức một loài vật khắc tinh với chúng), rắn chúa Albino (Albino King Snake) có nguồn gốc từ California (Hoa Kỳ), ngày càng trở nên hung dữ hơn, gây ra cái chết cho một số lượng lớn các nhóm động vật địa phương, bao gồm cả "thằn lằn Ganaganian" (loài thằn lằn đặc hữu chỉ có ở quần đảo Canary), thằn lằn Giant Gran Canaria và các thằn lằn non khác.

Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất - Ảnh 1.

Một con rắn chúa Albinol ở California, ảnh chụp năm 2009 của nhiếp ảnh gia Nicolas Cégalerba (Nguồn ảnh: natgeomedia.com)

"Chừng nào còn có thêm một con rắn như vậy, hầu hết các loài thằn lằn sẽ dần biến mất", Robert Fisher, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ tham gia Hội nghị ở Quần đảo Canary cho biết.

Không có con non để duy trì nòi giống nên giờ đây, Robert Fisher đã gọi thằn lằn Gran Canarias là "loài vật sống dở chết dở " - bởi vì chúng đang được cố gắng để thoát khỏi số phận bị tuyệt chủng.

Loài rắn trắng (cách gọi khác của rắn albino) ban đầu được đưa vào Quần đảo Canary và được coi như một… thú cưng từ 10 đến 15 năm trước. Sau đó, nó đã trốn thoát hoặc được chủ nhân thả về với tự nhiên.

Nhưng vẫn còn hy vọng cho loài thằn lằn đáng thương, nhà nghiên cứu Fisher nói rằng tình trạng môi trường loài bò sát này chưa được cải thiện và chính phủ đã bắt đầu tích cực tìm giải pháp. "Người ta thường chờ cho đến khi quá trễ mới chịu thương xót cho chúng như vậy", ông nói.

Trái Đất ấm lên, sự gia tăng của những loài "xâm lấn" như rắn chúa Albino ngày càng trở nên phổ biến.

Để ví dụ về điều này Peter Alpert, giám đốc công nghệ sinh học và môi trường tại Quỹ khoa học quốc gia (NSF), cho biết các loài thực vật lẫn động vật "cơ hội" với quá trình ấm dần lên này cũng đang gia tăng, bao gồm nhiều loại cỏ dại, sâu bệnh và các loài xâm lấn khác như loài rắn Myanmar nhưng sinh trưởng ở Florida, Hoa Kỳ.

Rắn cây nâu

Rắn cây nâu xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á và châu Úc. Chúng vô tình được đem đến đảo Guam sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và dần trở nên phổ biến trên các quốc gia khu vực này. Các loài bò sát bản địa ở đảo đất nước Papua New Guinea trước đó hầu như không có "kẻ thù" cho đến khi rắn cây nâu xuất hiện.

Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất - Ảnh 2.

Rắn cây nâu trong môi trường sống tự nhiên của nó . Ảnh chụp ở tỉnh Maluku, Indonesia.(Nguồn ảnh: natgeomedia.com)

Theo Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, hơn một nửa số loài chim và thằn lằn bản địa ở các đảo của Papua New Guinea đã bị rắn cây nâu biến thành nguồn thức ăn và hai phần ba loài dơi ở đây thậm chí sắp tuyệt chủng. Quỹ khoa học quốc gia (NSF) đã gọi đó là "khu rừng câm lặng" ( ám chỉ việc không còn tiếng chim hót và dơi kêu).

Để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái đã thay đổi này, NSF đã tài trợ cho dự án "Bird Disappearance Ecological Project " (một dự án nghiên cứu về một hệ sinh thái mà ở đó loài chim biến mất) để xem một hệ sinh thái mà không có các loài chim thì sẽ khủng khiếp thế nào.

Điển hình nhất là các nhà khoa học muốn biết các loài thực vật trong rừng sẽ ra sao nếu không có chim giúp thụ phấn và reo mầm một cách tự nhiên.

Lúa mạch đen

Lúa mạch đen (còn gọi là mạch ba góc hay kiều mạch) được đưa đến Hoa Kỳ từ châu Âu và châu Á vào giữa thế kỷ 19. Do vòng đời ngắn lại có nhiều hạt, chúng có thể sinh sôi một cách nhanh chóng.

Bà Sharon Gross, Quản lý của Cơ quan chống xâm lấn hệ sinh thái tại Hoa Kỳ (viết tắt là USGS) cho biết lúa mạch đen đang đã làm thay đổi hệ sinh thái của miền tây Hoa Kỳ.

Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất - Ảnh 3.

Lúa mạch đen là sản phẩm tốt trong nông nghiệp nhưng không hẳn tốt cho hệ sinh thái khác (Nguồn ảnh: pixabay.com)

"Lúa mạch đen là một loài phát triển tốt và nó thường là loài thực vật mọc và lan rộng trở lại rất nhanh sau các đám cháy rừng. Nhiều khi, chúng phát triển quá mức, vô tình khiến loài thực vật khác trong cùng hệ sinh thái không còn có không gian để mọc lại", bà nói.

Cá quỷ ( hay cá sư tử)

Cá quỷ (còn được gọi là cá sư tử) có nguồn gốc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng đã vô tình được đưa đến vùng biển Caribbean và miền nam Hoa Kỳ sau cơn bão Andrew năm 1992.

Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất - Ảnh 4.

Một con cá sư tử bơi trên các rạn san hô ở Biển Đỏ, ảnh chụp của nhiếp ảnh gia Chris Newbert (Nguồn ảnh: natgeomedia.com)

Loài cá này nhanh chóng gây ra vấn đề cho các loài động vật nguyên sinh ở đây. "Chúng lớn hơn nhiều so với các loài cá rạn san hô ở vùng biển bản địa và sẽ khiến loài này không thể bám trụ vào các tảng đá dưới mặt biển để tiếp tục sinh sôi", bà Sharon Gross nói.

Ngoài ra, phía sau của cá sư tử có nọc độc, và những kẻ thù tự nhiên (loài có thể tiêu diệt chúng) chính là con người.

Các loài cá đặc trưng của châu Á

Bốn loài cá bao gồm: cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trích và cá chép bạc được phân loại thuộc họ cá chép châu Á. Theo Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng anh: The National Park Service) chúng được đưa vào vùng biển Mỹ vào những năm 1970 để kiểm soát cỏ dại và ký sinh trùng, bởi cá chép ăn những thứ đó.

Tuy nhiên, nhiều cá thể đã tiến về sông Mississippi và bắt đầu phá hoại, dựa vào số lượng và sự hung hãn để tấn công các loài cá bản địa, làm giảm chất lượng nước. Chúng cũng sợ tiếng tàu thủy và cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người

Bà Shanron Gross nói rằng USGS (Cơ quan chống xâm lấn hệ sinh thái tại Hoa Kỳ) và các cơ quan khác đã cố gắng phát triển một loại thuốc hóa học dạng viên với một lớp enzyme có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn trắng, dùng làm cách để dụ và giảm số lượng sinh sản các loài cá nêu trên.

Phương pháp này nhắm vào một mục tiêu duy nhất: bốn loài thuộc họ cá chép Châu Á đã nêu, và sẽ không mang lại các chất gây hại cho các loài khác trong hệ sinh thái.

Cóc biển Nam Mỹ

Theo Bộ Môi trường Australia cho biết, cóc biển Nam Mỹ ( còn được gọi là cóc mía) đã được giới thiệu vào năm 1953 ở North Queensland, Australia, như một phương án nhằm tiêu diệt bớt loài bọ cánh cứng, thủ phạm chính phá hoại cây mía ở đây.

Rắn chúa Albino - Một trong những “kẻ hủy diệt” hệ sinh thái của Trái Đất - Ảnh 5.

Cóc mía trong môi trường sống tự nhiên ở Santa Marta, Colombia, ảnh chụp của Cyril Ruoso

Loài cóc này dần dần cũng đã trở thành một loài gây hại, da chúng tiết ra nọc độc, một cách tự vệ tự nhiên cản trở những những kẻ săn chúng làm con mồi, điều này vô tình gây hại cho các loài khác.

"Tình huống này thường được cảnh báo trong sách, cho chúng tôi biết rằng không phải ý tưởng hay nếu đưa một loài vật từ hệ sinh thái khác đến để diệt một loài vật ở hệ sinh thái này (ý nói đưa cóc biển đến để diệt bớt bọ cánh cứng) bởi chúng cũng có thể gây hại cho môi trường mà chúng mới được đưa đến" Gross nói.

Tham khảo: NATGEOMEDIA.COM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại