Sức khỏe - Tiề
Thời đại xã hội đã phát triển, phát triển kinh tế tạo điều kiện để chúng ta sống thoải mái hơn. Thế nhưng, áp lực cuộc sống của người dân chỉ có tăng chứ không hề giảm. Tại sao lại như vậy? Tất cả là do "ít tiền".
Để giải quyết vấn đề này, đại đa số mọi người đều chia ra hành động theo 2 phái.
Thứ nhất, suy nghĩ theo kiểu người nghèo: Sử dụng sức mạnh thể chất để kiếm tiền.
Khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bạn muốn tìm một công việc tốt, trả lương cao, áp lực hay lượng việc nhiều hơn một chút cũng được, mệt mỏi hay tăng ca thêm một chút cũng được.
Sau đó, với số tiền kiếm ra, bạn không dám ăn, không dám mặc, chắt chiu tiết kiệm với chính bản thân để cuối cùng gửi hết vào ngân hàng kiếm chút lãi suất ít ỏi.
Sau này, khi bạn lớn tuổi rồi, cơ thể suy yếu, bệnh tật đầy người do thường xuyên làm việc quá sức. Số tiền ký gửi cả đời lại được gửi tới bệnh viện để mua lại sức khỏe. Vậy là “huề cả làng”.
Thứ hai, suy nghĩ theo kiểu người giàu: Kiếm "tiền" bằng suy nghĩ.
Nhìn vào cách làm đầu tiên, người ta có thể mất cả đời để kẹt trong cái vòng luẩn quẩn giữa sức khỏe và tiền bạc, cuối cùng trắng tay, chẳng đạt được gì.
Do đó, người giàu đã tự suy nghĩ và thay đổi công thức: Vay tiền - Đầu tư (vào nhân lực, vật lực) - Nhận tiền - Tái đầu tư (Lấy tiền sinh tiền) - Tích lũy của cải.
Họ vay số tiền mà người nghèo tiết kiệm, mua sức khỏe mà người nghèo bán ra và tích lũy của cải cho chính mình. Đó cũng là kết quả khác nhau bắt nguồn từ những quá trình tư duy khác nhau.
Tư duy kiếm tiền
Thế nhưng, đầu tư bắt đầu bằng gì? Đương nhiên là bằng vốn. Hay nói cách khác, muốn lấy tiền đẻ ra tiền, trước hết phải có tiền đã.
Mà đó phải là một số lượng tài chính nhất định, chứ chẳng có ai cầm tờ 50.000 hay 500.000 VND đi đầu tư cả.
Một câu chuyện cười kể rằng:
Có người đàn ông ngày nào cũng cầu nguyện Thượng đế cho mình trúng số độc đắc một lần trong đời, nhưng cầu nguyện cả đời, anh ta vẫn không đạt được ước nguyện của mình.
Sau khi qua đời, anh ta tới thiên đường và gặp được Thượng đế, anh đã hỏi Ngài vì sao không trợ giúp cho giáo đồ thành kính như mình.
Thượng đế trả lời rằng: Ta vẫn luôn chuẩn bị cơ hội giúp anh thực hiện nguyện vọng đó, nhưng ít nhất, anh cũng phải mua một tờ vé số chứ?
Tương tự với đạo lý ẩn trong câu chuyện châm biếm này, người nào không bắt đầu từ học cách tích lũy tài chính thì cũng rất khó để đạt được tự do tài chính sau này.
Trong tay không có vài triệu đồng thì làm sao chúng ta biết, vài triệu đồng đó có thể dẫn tới những cơ hội nào? Không biết cách tiết kiệm và tích lũy từ ban đầu thì lấy đâu ra động lực, kiên trì để học tập quá trình quản lý tài sản và tái đầu tư trong tương lai?
Cho nên, không phải mọi trường hợp tiết kiệm tiền đều là dại dột, thiếu khôn ngoan. Nếu bạn dùng cả đời để tiết kiệm, rồi mong chờ trở nên giàu có từ việc tiết kiệm, đó mới là tư duy sai lầm.
Còn nếu bạn tận dụng những cách tiết kiệm hợp lý để tích lũy vốn liếng, xây dựng tiền đề cho mình, bạn vẫn có thể kiếm tiền và trở nên giàu có thực sự.
Vậy làm thế nào để tiết kiệm và tích lũy nhanh chóng?
Ngoài làm việc chăm chỉ để được thăng chức và tăng lương trong sự nghiệp, bạn cũng có thể cân nhắc bắt đầu đầu tư kinh doanh để mở ra một hướng phát triển mới. Thói quen đầu tư cần được bắt đầu càng sớm càng tốt.
Mỗi một nhân vật thành công vĩ đại đều sở hữu thói quen mà người bình thường không có, đó chính là khả năng đầu tư vào tài chính.
Theo cách này, chúng ta hiểu được rằng: Một người có thể tích lũy được bao nhiêu tiền trong đời không phụ thuộc vào số tiền anh ta kiếm được, cũng không dựa vào việc cắt giảm chi tiêu một cách mù quáng, mà là cách quản lý tiền trong tay.
Đây mới là chìa khóa quan trọng để làm giàu.
Trong quá trình tiết kiệm, đừng quên áp dụng đồng thời những nguyên tắc sau để xây dựng tích lũy cả về năng lực, tri thức lẫn nguồn vốn cho sự phát triển tương lai của mình:
1. Biến tiền thành vốn
Một người đã mua 50 đôi dép với giá 100 ngàn, và mỗi đôi được bán với giá 3 ngàn, tổng cộng thu về 150 ngàn. Một người khác nhận trợ cấp sinh hoạt 100 ngàn, tất cả đều tiêu phí cho việc mua sắm sinh hoạt thường ngày.
Vậy cùng là 100 ngàn, với người đầu tiên, thông qua hoạt động đầu tư, mua bán và kinh doanh, số tiền đó đã trở thành vốn. Còn với người thứ hai, nó chỉ là một chi phí sinh hoạt đơn thuần.
2. Quen với vài năm đầu khó khăn nhất
Trên thực tế, khó khăn lớn nhất trên con đường kiếm tiền làm giàu là thời gian vài năm đầu tiên.
Đối với một người tự lập, nếu anh ta mất 10 năm để kiếm ra 100 triệu đồng đầu tiên, thì chỉ mất thêm 5 năm để biến 100 triệu đó thành 1 tỷ, và 3 năm tiếp theo để 1 tỷ trở thành 10 tỷ.
3. Sử dụng tài nguyên quý giá nhất - Bộ não
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa người thành công với kẻ thất bại không nằm ở chiều cao, cân nặng, vóc dáng, ngoại hình mà là bộ não nắm giữ kiến thức về quản lý tài chính và tư duy về vốn. Người giàu tiếp tục giàu bằng cách dựa vào tiền để sinh ra tiền, còn người nghèo muốn kiếm tiền phải dựa vào kiến thức để làm giàu.
4. Đầu tư vào năng lực chính mình
Có người từng nói, giá trị của mỗi một cái nhân không phụ thuộc vào giá trị mà anh ta được hưởng từ xã hội, mà phụ thuộc vào giá trị anh ta đã cống hiến cho xã hội là bao nhiêu.
Tương tự như vậy, phân phối theo lao động cũng không dựa vào lượng lao động của một cá nhân để phân phối, mà là dựa vào giá trị anh có thể tạo ra.
Năng lực lao động càng mạnh sẽ tạo ra càng nhiều giá trị lao động, từ đó mới thu về càng nhiều lợi ích hơn.
Nguyên tắc quan trọng nhất đi khi đầu tư năng lực tự thân nói riêng và mọi lĩnh vực khác nói chung, chính là lấy ít thắng nhiều, coi trọng về chất chứ không coi trọng về lượng.