Theo Stripes, Tổng thống Serbia Alexandr Vucic hôm qua đã ngợi ca Nga vì chuyển hệ thống tên lửa tinh xảo đến nước này để tham dự cuộc tập trận phòng không. Đây là động thái đầu tiên mà Moscow có với một nước đang muốn gia nhập liên minh châu Âu.
Thăm sân bay quân sự gần Belgrade, ông Alexanderar Vucic tuyên bố ông rất ấn tượng với hệ thống phòng không của Nga và đồng thời bày tỏ rằng ông "Rất biết ơn những người bạn Nga vì đã giúp đất nước chúng tôi tăng cường khả năng phòng thủ".
Ông xác nhận rằng, nước này đã mua hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga và nhấn mạnh nguyện vọng của Serbia là muốn sở hữu cả tên lửa S-400.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Serbia dẫn lời ông Vucic nêu rõ: "Khi mọi người hỏi chúng tôi muốn gì, thì xin thưa chúng tôi muốn có tên lửa S-400 ngay bây giờ. Nhưng chỉ là nếu người Nga để tổ hợp đó lại cho chúng tôi, bởi chúng tôi chưa thể mua S-400.
Đây là những hệ thống đảm bảo an ninh cho nhân dân và quốc gia của chúng tôi, cho các thế hệ tương lai và nếu một ngày nào đó chúng tôi đủ khả năng cho phép, chúng tôi nhất định mua".
Serbia rất quan tâm đến hệ thống phòng thủ S-400 của Nga
Bộ Quốc phòng Nga cho hay, hệ thống S-400 tầm xa và các hệ thống Pantsyr-S tầm ngắn đang tham gia cuộc tập trận Slavic Shield-2019 với mục tiêu Nga và Serbia chống lại các cuộc tấn công trên không. S-400 sẽ được đưa trả Nga ngay sau cuộc tập trận kéo dài 6 ngày trong khi đó hệ thống Pantsyr được Serbia mua.
Serbia hiện vẫn là đồng minh duy nhất của Nga ở Balkan. Serbia cũng đã ký thỏa thuận thương mại tự do với một khối kinh tế do Nga đứng đầu bất chấp cảnh báo từ EU về những điều bất lợi mà nước này phải đối mặt.
"Chúng tôi đang đàm thảo về hệ thống vũ khí tuyệt vời", ông Vucic tuyên bố sau khi tham dự một cuộc tập trận chống máy bay". "
Nếu chúng tôi có S-400, chẳng ai còn có thể dám bay qua Serbia".
Tờ Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đăng hình ảnh một tổ hợp tên lửa S-400 với cách bố trí ống phóng khác thường.
Bài viết được đăng gần đây trên Krasnaya Zvezda đề cập đến cuộc tập trận phòng không chung "Slavic Shield 2019" giữa Nga và Serbia, trong đó binh sĩ hai nước sử dụng các hệ thống như S-400 và Pantsir-S để đáp trả cuộc tấn công của kẻ thù giả định tại thao trường Ashuluk, khu Astrakhan, miền nam Nga.
Hình ảnh tổ hợp S-400 xuất hiện trong bài viết có một ống phóng lớn bên phải và 4 ống phóng nhỏ ở bên trái, thay vì cấu hình 4 ống phóng lớn xếp theo hình móng ngựa trên xe phóng. Dù tác giả bài viết không nhắc đến sự khác biệt này, bức ảnh nhanh chóng nhận được sự chú ý của giới quan sát.
Các chuyên gia thuộc trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moskva nhận định ống phóng lớn nhiều khả năng chứa tên lửa 48N6 với tầm bắn 250 km, trong khi cụm ống phóng nhỏ có thể chứa 4 tên lửa dẫn đường tầm ngắn 9M96 với tầm bắn 12-120 km.
Quân đội Nga từng lắp cả hai loại tên lửa này vào bệ phóng S-400 trong các cuộc triển lãm vũ khí trước kia, nhưng đây là lần đầu tiên Moskva bố trí cả hai loại đạn trên một xe phóng tham gia tập trận.