Quỷ Cốc Tử là một trong những đệ tử tài giỏi nhất của Lão Tử. Ông được người đời sau biết đến là bậc thầy mưu lược nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền tên thật của ông là Vương Hủ, nhưng do ẩn cư trong Hang Quỷ nên lấy danh xưng trước người đời là Quỷ Cốc Tử.
Ảnh minh hoạ
Cuộc đời của Quỷ Cốc Tử rất có tính truyền kỳ, vào thời điểm huy hoàng nhất của cuộc đời, ông lại chọn lui mình ẩn cư nơi heo hút, điều đó cũng đủ cho thấy Quỷ Cốc Tử đã nhìn thấu muôn hình vạn trạng của thế giới. Vì thế, những lời dạy của bậc thầy Quỷ Cốc Tử luôn mang những bài học triết lý nhân sinh sâu sắc, dù trải qua nhiều năm thăng trầm nhưng nó vẫn giữa nguyên được giá trị. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 quy luật cuộc sống cần phải ghi nhớ, hiểu được thì cuộc sống ngày càng thuận lợi hơn:
1. Tử tế cũng cần có những nguyên tắc, lập trường và giới hạn, đừng để lòng tốt của bạn bị kẻ khác lợi dụng
Ta thường nghe ông bà xưa có câu: “Ở hiền thì gặp lành”, dù vậy không phải cứ tử tế thì sẽ luôn gặp may mắn. Không có gì sai khi sống tử tế, nhưng sống tử tế sai cách lại trở thành rắc rối. Bậc thầy mưu lược Quỷ Cốc Tử cho rằng: tử tế sai cách có thể khiến chúng ta tiêu tốn phước lành của chính mình.
Với điều này, bậc hiền nhân muốn nhắn nhủ với hậu thế rằng: Người tử tế phải có một lập trường nhất định, phải có nguyên tắc, giới hạn của riêng mình khi đối xử với người khác. Nếu lúc nào bạn cũng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, thì trong mắt những kẻ lợi dụng bạn sẽ dễ dàng bị coi thường, và sự giúp đỡ của bạn như một điều hiển nhiên, một trách nhiệm đối với họ.
Ảnh minh hoạ
Khi bạn luôn sẵn sàng phục vụ người khác, bạn có xu hướng mất đi ý thức về con người của mình, bạn muốn gì và cảm giác của mình như thế nào. Điều này khiến bạn gần như không thể có những mối quan hệ chân thật. Hơn nữa, người tử tế quá mức sẽ thu hút những người thích dựa dẫm, nhờ vả, lâu ngày thành lợi dụng lòng tốt, ví như người lười biếng, bạn bè luôn cần giúp đỡ, các thành viên trong gia đình với loạt những yêu cầu...
Câu chuyện sẽ bắt đầu trở nên tệ đi khi bạn rơi vào những lúc khó khăn, những người này không bao giờ hiện diện. Vì vậy, tử tế đúng mức, đúng cách mới giúp bạn tránh được những rắc rối.
Người thông minh phải biết lập ra những nguyên tắc và lập trường để không tự chuốc họa vào thân mình.
2. Thuận theo tự nhiên, biết hài hòa bên trong lẫn bên ngoài, tỉnh táo khi mọi thứ đến với mình
Với điều này, các bậc hiền nhân xưa muốn nhắn nhủ đến đời sau: hãy rèn luyện cho mình một ý chí sắt thép, một lập trường vững vàng và không dễ bị tác động bởi hoàn cảnh. Người quá nhân hậu, rộng lượng, thường suy nghĩ quá nhiều cho người khác nên đôi khi dễ rơi vào tình cảnh thiếu quyết đoán, do dự có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội và không suy nghĩ được sự nghiệp lớn.
Chúng ta không nên lúc nào cũng ép mình luôn nghĩ cho người khác. Nhiều người vì muốn cư xử lịch sự, sống tử tế sai cách nên khiến tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát, bản thân đánh mất lập trường và ngược lại, trở thành người nhu nhược. Đôi khi tốt nhất nên tự bảo vệ mình hay người khác, đừng quan tâm đến việc phải tử tế hết mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ảnh minh hoạ
Những người quá tử tế và tốt bụng sai cách thường sẽ gặp những điều tồi tệ xảy đến với mình vì quá ngại lên tiếng. Họ lo lắng rằng hành động và lời nói của mình sẽ làm tổn thương người khác, hoặc sợ rằng việc đáp trả sẽ làm thay đổi cách nhìn của ai đó về họ
Để cuộc sống “dễ thở”, hãy tập nói “không” thường xuyên hơn. Hãy dành tất cả những lời đồng ý đó cho những thứ và những người thực sự quan trọng với bạn. Hãy tập trở nên quyết đoán, ngay cả khi lời nói đó khiến bạn “mất điểm” với ai đó. Quyết đoán không có nghĩa là bạn phải xấu tính hoặc thô lỗ. Nó chỉ đơn giản là bạn đang làm đúng với lương tâm của chính mình.
Trên đây là bài học mà bậc thầy mưu lược Quỷ Cốc Tử đã nhắc nhở, người lĩnh ngộ càng sớm càng tránh được nhiều tai họa.